Bài tập định khoản nguyên lý kế toán có lời giải mới nhất. Bài tập nguyên lý kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hướng dẫn cách giải Bài tập định khoản nguyên lý kế toán theo Thông tư 200 và 133 mới nhất hiện nay: - Đào Tạo Kế Toán

Bài tập định khoản nguyên lý kế toán có lời giải mới nhất. Bài tập nguyên lý kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hướng dẫn cách giải Bài tập định khoản nguyên lý kế toán theo Thông tư 200 và 133 mới nhất hiện nay: - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Bài tập định khoản nguyên lý kế toán có lời giải mới nhất. Bài tập nguyên lý kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hướng dẫn cách giải Bài tập định khoản nguyên lý kế toán theo Thông tư 200 và 133 mới nhất hiện nay:

Bài tập định khoản nguyên lý kế toán có lời giải mới nhất. 

Bài tập nguyên lý kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hướng dẫn cách giải Bài tập định khoản nguyên lý kế toán theo Thông tư 200 và 133 mới nhất hiện nay. 

 

Trong tháng 5/2023 tại Công ty kế toán VAFT phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
 
1. Ngày 02/05/2023 mua 1 bộ điều hòa LG, giá trị: 44.000.000 đã có thuế GTGT 10% (TSCĐ), chi phí vận chuyển lắp đặt 2.200.000 đã có thuế. Đã thanh toán chuyển khoản.



- Định khoản Nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 2111: 40.000.000đ (Tài sản cố định)
Nợ TK 1332: 4.000.000đ
                    Có TK 1121: 44.000.000đ

- Định khoản chi phí vận chuyển:
Nợ TK 2111 : 2.000.000đ,
Nợ TK 1332 : 200.000đ
                    Có  TK 1121 : 2.200.000đ.
 
Hoặc các bạn có thể thực hiện 1 bút toán kép như sau:
Nợ TK 2111: 42.000.000đ
Nợ TK 1332: 4.200.000đ
                    Có TK 1121: 46.200.000đ

2. Ngày 03/05/2023, Gửi tiền mặt vào TK ngân hàng số tiền 500.000.000.

Nợ TK 1121:   500.000.000
                     Có TK 1111 : 500.000.000
 
3. Ngày 04/05/2023 Nhân viên A tạm ứng số tiền 10.000.000 đi công tác (Nhiệm vụ: Kiểm tra các Chi nhánh, cửa hàng) và tạm ứng tiền lương: 5.000.000

- Hạch toán tiền tạm ứng đi công tác:
Nợ TK 141 : 10.000.000đ
                    Có TK 1111 : 10.000.000đ

- Hạch toán tiền lương tạm ứng trước:
Nợ TK 334 : 5.000.000

                    Có TK 111 : 5.000.000
 
4. Ngày 06/05/2023 mua hàng hóa (máy tính ACER): Số lượng  20 chiếc, giá mua chưa có thuế 5.000.000/chiếc, thuế GTGT 10%. Chưa thanh toán cho Công ty bán. Chi phí vận chuyển: 1.100.000đ (đã bao gồm Thuế GTGT 10%) đã thanh toán bằng tiền mặt.

- Định khoản tiền mua hàng:
Nợ TK 156 : 20 x 5.000.000 = 100.000.000
Nợ TK 1331 : 10.000.000
               Có TK 331 : 110.000.000

- Định khoản chi phí vận chuyển mua hàng:
Nợ TK 156 : 1.000.000
Nợ TK 1331 : 100.000
                Có TK 111 : 1.100.000
 
=> Đơn giá nhập kho của 1 ACER = 101.000.000/20 = 5.050.000

5. Ngày 07/05/2023: Nhân viên A đi công tác về lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ để quyết toán khoản tạm ứng, tổng cộng hết: 9.500.000. Đã trả lại 500.000

- Định khoản chi phí tạm ứng đi công tác:
Nợ TK 642 : 9.500.000 (Vì mục đích đi kiểm tra chi nhánh, cửa hàng -> Chi phí quản lý)

                Có TK 141 : 9.500.000

- Khi Nhân viên A trả lại tiền mặt:
Nợ TK 111 : 500.000

                Có TK 141500.000
 
6. Ngày 08/05/2023 Công ty TNHH Mạnh Hùng (là khách hàng) thanh toán tiền mua hàng của kỳ trước (chuyển khoản qua ngân hàng): 50.000.000

Nợ TK 112 : 50.000.000đ
                    Có TK 131 : 50.000.000đ
 
7. Ngày 10/05/2023, mua Hàng hoá (IPHONE 5S) của Công ty TNHH TM DV Hải Nam, số lượng: 20 chiếc. Giá mua chưa thuế: 11.000.000/chiếc, thuế GTGT 10%. Chuyển khoản thanh toán trước cho Công ty Hải Nam: 150.000.000vnđ, số còn lại chưa thanh toán. chi phí vân chuyển: 2.200.000 vnđ đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã thanh toán tiền mặt.

- Hạch toán khoản tiền trả trước cho người bán:

Nợ TK 331 : 150,000,000
           Có TK 112 : 150,000,000

- Định khoản khi hàng về nhập kho:
Nợ TK 156 : 220.000.000
Nợ TK 1331 : 22.000.000
                      Có - TK 331 : 242.000.000

- Định khoản chi phí vận chuyển:
Nợ TK 156 :  2.000.000

Nợ TK 1331 : 200.000
             Có TK 1111:  2.200.000

-> Hoặc các bạn có thể hạch toán gộp vào như sau:
Nợ TK 156
220.000.000 + 2.000.000
Nợ TK 133122.000.000 + 200.000
             Có TK 1112.200.000
             Có TK 112150,000,000
             Có TK 331 : 92.000.000
 
8. Ngày 15/05/2023 Công ty chuyển khoản trả nợ cho Công ty Hải Nam (Nhà Cung cấp) số tiền: 92.000.000 đồng.

Nợ TK 331 : 92.000.000
                    Có TK 1121: 92.000.000
 
9. Ngày 16/05/2023 Rút Tiền gửi Ngân hàng về Nhập Quỹ Tiền Mặt, số tiền: 200.000.000 đồng.

Nợ TK 1111: 200.000.000
                    Có TK 1121 : 200.000.000
 
10. Ngày 20/05/2023 Công ty phải Nộp Thuế GTGT đầu ra số tiền: 50.000.000 đồng, nộp bằng chuyển khoản.

Nợ TK 33311: 50.000.000
                    Có TK 1111: 50.000.000
 
11. Ngày 25/05/2023 Bán hàng cho Công ty Cát Tường, 10 máy tính ACER, đơn giá 8.000.000/chiếc = 80.000.000. Đơn giá trên là chưa có thuế GTGT 10%. Công ty Cát Tường chưa thanh toán.

- Định khoản phản ánh Doanh thu:
Nợ TK 131 : 88.000.000
                   Có TK 5111 :  80.000.000
                   Có TK 3331 :    8.000.000

- Định khoản phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632 : 50.500.000 (Giá vốn theo Nghiệp vụ 4 bên trên)
              Có TK 156 : 50.500.000

12. Ngày 26/52/2023 Công ty Cát Tường thanh toán toàn bộ: 88.000.000 bằng chuyển khoản:

Nợ TK 1121 : 88.000.000
              Có TK 131 : 88.000.000

13. Ngày 30/05/2023
- Thanh toán tiền lương cho bộ phận nhân bán hàng bằng Tiền mặt số tiền: 60.000.000
- Thanh toán tiền lương cho bộ phận quản lý bằng Tiền mặt số tiền: 50.000.000

a, Định khoản theo Thông tư 133:
- Khi tính lương:
Nơ TK 6421 : 60.000.000
Nợ TK 6422 : 50.000.000
          Có TK 334 : 110.000.000

- Khi trả lương cho nhân viên: 
Nợ TK 334 : 110.000.000
                    Có TK 1111: 110.000.000

b, Định khoản theo Thông tư 200:

- Khi tính lương:
Nơ TK 6411 : 60.000.000
Nợ TK 6421 : 50.000.000
          Có TK 334 : 110.000.000

- Khi trả lương cho nhân viên: 
Nợ TK 334 : 110.000.000
                    Có TK 1111: 110.000.000

II. Lưu ý

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !


Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Các bạn muốn học làm kế toán thực tế, lập BCTC, quyết toán thuế có thể xem thêm: Khóa  học thực hành kế toán thực tế