Bài tập định khoản giá thành sản phẩm có lời giải. Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành mới nhất, hướng dẫn cách định khoản hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 200 và 133. Cách tính chi phí sản xuất dở dang trong kỳ... - Đào Tạo Kế Toán

Bài tập định khoản giá thành sản phẩm có lời giải. Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành mới nhất, hướng dẫn cách định khoản hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 200 và 133. Cách tính chi phí sản xuất dở dang trong kỳ... - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Bài tập định khoản giá thành sản phẩm có lời giải. Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành mới nhất, hướng dẫn cách định khoản hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 200 và 133. Cách tính chi phí sản xuất dở dang trong kỳ...

Bài tập định khoản giá thành sản phẩm có lời giải. 

Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành mới nhất, hướng dẫn cách định khoản hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 200 và 133. Cách tính chi phí sản xuất dở dang trong kỳ... 

 

I. Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Trong tháng 5/2023 Công ty kế toán VAFT phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
 
1. Xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất:
20.000 kg X 2.500vnđ/kg = 50.000.000.
 
2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 5/2023:
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000.000
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000.000
- Bộ phận bán hàng: 6.000.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.000
 
3. Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:
Tỷ lệ trích các khoản theo lương là: 24% (Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%) (Đây là phần DN phải chịu)
Người lao động phải chịu
10,5% (Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%)
- Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

4. Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.
 
5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.000 .
- Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang. (Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước)
 
6. 
Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000.000, Thuế GTGT phải nộp là 10%. giá vốn 143.200.000 đã thu tiền chuyển khoản. Vì bên mua thanh toán trước nên Công ty chiết khấu thanh toán 1% cho người mua.
 
Yêu cầu:
- Định khoản và tính giá sản phẩm hoàn thành
 

II. Hướng dẫn cách tính và hạch toán như sau

1. Xuất kho nguyên vật liệu A:
- Xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất:
20.000 kg X 2.500vnđ/kg = 50.000.000.

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 621 : 50.000.000.
            Có TK 152: 50.000.000.


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK 154: 50.000.000.
            Có TK 152: 50.000.000.
 
2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên:

Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 5/2023:
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000.000
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000.000
- Bộ phận bán hàng: 6.000.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 627 : 2.000.000
Nợ TK 622 : 5.000.000
Nợ TK 641 : 6.000.000
Nợ TK 642 : 10.000.000
            Có TK 334 : 23.000.000


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK 154 : 2.000.000 + 5.000.000 = 7.000.000
Nợ TK 6421: 6.000.000
Nợ TK 6422 : 10.000.000
            Có TK 334 : 23.000.000
 
3. Các khoản trích theo lương:
Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:
- Trích vào chi phí của DN là: 24% (Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%)
- Người lao động phải chịu: 10,5% (Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%)

- Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

Hạch toán theo Thông tư 200:
- Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK 627: (2.000.000 x 24%) = 480.000
Nợ TK 622 : (5.000.000 x 24%) = 1.200.000
Nợ TK 641 : (6.000.000 x 24%) = 1.440.000
Nợ TK 642 : (10.000.000 x 24%) = 2.400.000

            Có TK 3382 (KPCĐ) : (23.000.000 x 2%) = 460.000
            Có TK 3383 (BHXH) : (23.000.000 x 18%) = 4.140.000
            Có TK 3384 (BHYT) : (23.000.000 x 3%) = 690.000
            Có TK 3386 (BHTN) : (23.000.000 x 1%) = 230.000

- Trích vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : (23.000.000 x 10,5%) = 2.415.000

            Có TK 3383 (BHXH) : (23.000.000 x 8%) = 1.840.000
            Có TK 3384 (BHYT) : (23.000.000 x 1.5%) = 345.000
            Có TK 3386 (BHTN) : (23.000.000 x 1%) = 230.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
- Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK 154: (7.000.000 x 24%) = 1.680.000
Nợ TK 6421: (6.000.000 x 24%) = 1.440.000
Nợ TK 6422: (10.000.000 x 24%) = 2.400.000

            Có TK 3382 (KPCĐ) : (23.000.000 x 2%) = 460.000
            Có TK 3383 (BHXH) : (23.000.000 x 18%) = 4.140.000
            Có TK 3384 (BHYT) : (23.000.000 x 3%) = 690.000
            Có TK 3385 (BHTN) : (23.000.000 x 1%) = 230.000

- Trích vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : (23.000.000 x 10,5%) = 2.415.000

            Có TK 3383 (BHXH) : (23.000.000 x 8%) = 1.840.000
            Có TK 3384 (BHYT) : (23.000.000 x 1.5%) = 345.000
            Có TK 3385 (BHTN) : (23.000.000 x 1%) = 230.000


4. Hạch toán khi trả lương:
Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.


- Theo Thông tư 200 và 133 thì nghiệp vụ trả lương định khoản như sau nha:
Nợ TK 33423.000.000 - 2.415.000 = 20.585.000
           Có TK 11120.585.000
 
5. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ:

a, Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.000 .

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 6274 : 30.000.000
Nợ TK 6424: 6.000.000
Nợ TK 6414 : 9.000.000
            Có TK 214 : 45.000.000


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK 154 : 30.000.000
Nợ TK 6422 : 6.000.000
Nợ TK 6421 : 9.000.000
            Có TK 214 : 45.000.000

b, Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang, (Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước):

Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
- Các bạn tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc Sản xuất để kết chuyển nha như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí BH trích vào DN, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận Sản xuất ...)


Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK 154 : (50.000.00 + 6.200.000 + 32.480.000) = 88.680.000
            Có TK 621 : 50.000.000. (Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp)
            Có TK 622 : (5.000.000 + 1.200.000) = 6.200.000 (Cộng cả phần BH mà trích vào Chi phí của DN)
            Có TK 627: (2.000.000 + 480.000 + 30.000.000) = 32.480.000 
(Cộng cả phần BH mà trích vào Chi phí của DN, và Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng SX)

Hạch toán theo Thông tư 133:
- Theo Thông tư 133 thì lúc đầu các bạn đã định khoản bên 154 rồi, nên các bạn không cần định khoản gì nữa. Cụ thể Bên Nợ TK 15450.000.000 + 7.000.000 + 1.680.000 + 30.000.000 = 88.680.000

- Cách tính Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
(Vì không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ nên các bạn chỉ tính trong kỳ)


88.680.000  X  45  =  3.818.755
(1.000 + 45)

- Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
= 88.680.000 - 3.818.755 = 84.861.245

- Giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm
84.861.245/1.000 = 84.861


- Hạch toán nhập kho thành phẩm A:
Hạch toán theo Thông tư 200 và 133 như nhau:
Nợ TK 155 : 84.861.245 (1.000 sản phẩm A)
            Có TK 154 : 84.861.245

6. Khi xuất kho bán sản phẩm:

- Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000.000, Thuế GTGT phải nộp là 10%. giá vốn 143.200.000 đã thu tiền chuyển khoản. Vì bên mua thanh toán trước nên Công ty chiết khấu thanh toán 1% cho người mua.

Hạch toán theo Thông tư 200 và 133 như nhau:

- Phản ánh Doanh thu:
Nợ TK 112
250.000.000 + 25.000.000 = 275.000.000
            Có 5112: 250.000.000
            Có TK 3331 : 25.000.000

- Phản ánh giá vốn thành phẩm bán ra:
Nợ TK 632:143.200.000 
            Có TK 155: 143.200.000

- Định khoản khoản Chiết khấu thanh toán:
Nợ 
TK 635: (275.000.000 x 1%) = 2.750.000
            Có TK 1122.750.000.

Xem thêm: Cách hạch toán Chiết khấu thanh toán
 Các phương pháp tính giá hàng nhập kho

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !


Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Các bạn muốn học làm kế toán thực tế, lập BCTC, quyết toán thuế có thể xem thêm: Khóa  học thực hành kế toán thực tế