Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân có lời giải. Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023. Kế toán VAFT xin hướng dẫn giải các Bài tập thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo đúng Luật thuế TNCN năm 2023. - Đào Tạo Kế Toán

Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân có lời giải. Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023. Kế toán VAFT xin hướng dẫn giải các Bài tập thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo đúng Luật thuế TNCN năm 2023. - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân có lời giải. Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023. Kế toán VAFT xin hướng dẫn giải các Bài tập thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo đúng Luật thuế TNCN năm 2023.

Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân có lời giải. 

Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023. Kế toán VAFT xin hướng dẫn giải các Bài tập thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo đúng Luật thuế TNCN năm 2023.. 

 

Bài tập 1: Tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công

- Tháng 5/2023 Ông Mạnh có Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 18.300.000 vnđ.
(Trong đó: Lương cơ bản (Lương tham gia BH: 6.000.000), Tiền ăn ca: 700.000. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000, Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.600.000, Tiền thưởng: 4.000.000)
- Các khoản BH phải đóng là: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 6.000.000 = 630.000
- Ông Mạnh có nuôi 1 con nhỏ (Đã 
Đăng ký giảm trừ gia cảnh)
 
Yêu cầu:
- Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2023 của Ông Mạnh.
 

Hướng dẫn giải:


Theo quy định: Cách tính thuế TNCN phải nộp như sau:
 
Thuế TNCN phải nộp    =  Thu nhập tính thuế  X  Thuế suất

1. Thu nhập tính thuế  =  Thu nhập chịu thuế  -  Các khoản giảm trừ
 

Trong đó:
Thu nhập chịu thuế    =   Tổng thu nhập   -   Các khoản được miễn thuế

2. Thuế suất:

Theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại: Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư111/2013/TT-BTC như sau:


Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ

Cách tính thuế TNCN cho Ông Mạnh cụ thể như sau:

Thu nhập chịu thuế = 18.300.000 - (700.000 + 1.000.000) = 16.600.000
(Các khoản được miễn thuế gồm: Tiền ăn ca, Tiền điện thoại)

Thu nhập tính thuế TNCN = 16.600.000 - (9.000.000 + 3.600.000 + 630.000) = 3.370.000
(Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân: 9.000.000, Người phụ thuộc: 3.600.000, Các khoản BH: 630.000)

- Thuế TNCN Ông Nam phải nộp là:


Cách 1: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên)
- Thu nhập tính thuế = 3.370.000 (Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng (trđ)")

-> Thuế TNCN phải nộp = 
0 trđ + 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)
= 0 + (5% x 3.370.000) = 168.500

Cách 2: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên) 
- Thu nhập tính thuế = 3.370.000 (Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng (trđ)")

-> Thuế TNCN phải nộp = 
5% TNTT (Thu nhập tính thuế)
= 5% X 3.370.000 = 168.500
(Cách này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi tính thuế cho những người có nhiều bậc)

Bài tập 2: Cách tính thuế TNCN theo lương Net

- Năm 2023, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Hải và Công ty kế toán VAFT thì Ông Hải được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng,
- Ngoài tiền lương Ông Hải được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông Hải phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông Ông Hải.
- Trong năm Ông Hải chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
 
Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ông Hải:
 

Hướng dẫn giải:
 
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:


Chú ý: Vì công ty trả theo lương NET (Tức là DN sẽ chịu thuế TNCN thay cho người lao động). Nên thu nhập tính thuế sẽ phải quy đổi theo quy định lại Phụ lục 02 theo Thông tư 111.

Phụ lục: 02/PL-TNCN
(Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính)
BẢNG QUY ĐỔI
THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

 
Stt Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(viết tắt là TNQĐ)
Thu nhập tính thuế
1 Đến 4,75 triệu đồng (trđ) TNQĐ/0,95
2 Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ (TNQĐ – 0,25 trđ)/0,9
3 Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ (TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85
4 Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ (TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
5 Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ (TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75
6 Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ (TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7
7 Trên 61,85 trđ (TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

Cách tính thuế TNCN phải nộp của Ông Hải cụ thể như sau:

- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng
 
- Thu nhập tính thuế
(xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) là:
= Bậc 4: 
(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
 
- Thuế thu nhập cá nhân Ông Hải phải nộp
(áp dụng cách tính thuế rút gọn "Cách 2" theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
= Bậc 4: = 
20% TNTT - 1,65 trđ
= 25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng

Bài tập 3: Tính thuế TNCN đối với cá nhân có từ 2 nguồn thu nhập trở lên

- Giả sử Ông Hải ở bài tập trên còn được công ty trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng.
 
Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:
 

Hướng dẫn giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông Hải:
 

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:

= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
= 25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu đồng/tháng

Chu ý: Theo quy định: "Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Như vậy: 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
= 35,9375 triệu đồng × 15% = 5,390 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng
 

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:

- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng)
= 27,39 triệu đồng/tháng

- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
= (27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng

- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
= 32,187 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng

- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông Hải là:
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng
 
Hoặc xác định theo cách:
= 32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng.

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !


Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Các bạn muốn học làm kế toán thực tế, lập BCTC, quyết toán thuế có thể xem thêm: Khóa  học thực hành kế toán thực tế