Để quản trị rủi ro trên báo cáo thuế chủ doanh nghiệp cần làm gì? - Đào Tạo Kế Toán

Để quản trị rủi ro trên báo cáo thuế chủ doanh nghiệp cần làm gì? - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Để quản trị rủi ro trên báo cáo thuế chủ doanh nghiệp cần làm gì?

 1. KIỂM TRA LẠI HÓA ĐƠN VÀ SỐ LIỆU TRƯỚC KHI NỘP BÁO CÁO THUẾ

Trước khi nộp báo cáo thuế thì cần kiểm tra lại hóa đơn và số liệu trong báo cáo để đảm bảo số liệu trên báo cáo thuế là chính xác và đầy đủ. Các bước kiểm tra lại bao gồm:

- Kiểm tra các hóa đơn đầu vào, đầu ra, các chứng từ gốc khác như tờ khai hải quan, các loại tem, vé, thẻ và các chứng từ gốc khác.

- Thực hiện tra cứu hóa đơn, tra cứu thông tin đơn vị cung cấp (đặc biệt là trường hợp giao dịch lần đầu) xem đơn vị cung cấp có đầy đủ điều kiện để xuất hóa đơn hợp pháp hay không.

- Tổng hợp các giá trị tiền hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra với giá trị thuế tương ứng.

- Yêu cầu nhân viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ lập báo cáo hoặc giải trình trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo thuế.

- Phát hiện và báo cáo các trường hợp hóa đơn, chứng từ không hợp lý hợp lệ, không đủ điều kiện khấu trừ hoặc không đủ điều kiện ghi nhận chi phí được trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Xem thêm: CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ LÀ GÌ? THỜI HẠN, ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ THUẾ

Qua trình này nếu làm đơn lẻ không có hệ thống thì cũng không mang lại hiệu quả gì mà cần tập hợp, vận dụng mẫu kiểm soát để ghi nhận thông tin, các kết quả báo cáo để giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, logic trước khi chính thức đồng ý cho nộp báo cáo thuế qua mạng.

2. BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC KHOẢN MỤC ĐỂ TỐI ƯU THUẾ

Việc lập báo cáo tổng hợp các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, tạm tính thuế TNDN nhằm mục đích giúp cho chủ doanh nghiệp kịp thời nắm được số liệu tổng hợp về kế toán thuế, nhìn nhận được những rủi ro về thuế, các khoản chi phí không được trừ (nếu có).

Tìm hiểu thêm: ĐẠI LÝ THUẾ LÀ GÌ?

Đây là nội dung công việc quan trọng nhất, có tính chất quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu hữu hiệu hóa kết quả kê khai báo cáo thuế, quyết toán thuế hàng năm. Bằng cách lập báo cáo này, Ban quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được:

- Doanh thu, thu nhập tính thuế và sự biến động giữa các quý

- Giá vốn, chi phí được trừ và sự biến động giữa các quý

- Lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN dự kiến phải nộp

- Các khoản chi phí không được trừ theo luật thuế hiện hành

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai báo cáo thuế, nộp thuế, lao động tiền lương, bảo hiểm

- Các giải pháp hoặc phương án hợp thức hóa chí, kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế

- Có thể tối ưu thuế phải nộp hay không? Bằng cách nào? Ngân sách thực hiện là bao nhiêu?

Với bằng ấy các thông tin về quản trị tài chính kế toán thuế, chắc chắn sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị động trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng qua đó mà định hướng được công tác điều phối cho phù hợp mối quan hệ giữa 4 thông số “Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận tính thuế – Thuế phải nộp” cho từng kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. LƯU Ý VỀ THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO THUẾ

Hạn nộp báo cáo thuế gồm các loại tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT); thuế Thu nhập cá nhân (TNCN); thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:

- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề.

- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.

- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo năm: Chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau liền kề.

- Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 tính kể từ ngày phát sinh.

Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chia tách hay hợp nhất hoặc sát nhập, có chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì: Chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.

( Theo Nguyễn Tiến Huy / Ketoan.vn )