Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Theo khoản 4, điều 1 của Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài thì:
"Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm."
=> Vậy là:
+ Nếu tạm ngừng trọn năm, gửi hồ sơ xin tạm ngừng trước ngày 30/1 và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng thì không phải nộp lệ phí môn bài năm đó
+ Nếu tạm ngừng không tròn năm hoặc gửi hồ sơ xin tạm ngừng sau ngày 30/01 hoặc đã nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Theo khoản 3, điều Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 (ban hành ngày 17/6/2020; có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì:
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác.
Theo khoản 3, điều Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 thì:
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ.
Theo khoản 3, điều Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 thì:
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng có thỏa thuận khác.
Theo khoản 2, điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 (ban hành ngày 19/10/2020, có hiệu lực từ ngày 05/12/2020) thì:
Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Vậy là:
- Đối với các loại báo cáo thuế theo tháng:
+ Nếu tạm ngừng trọn tháng (01 tháng, Tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng): thì không phải nộp
+ Nếu tạm ngừng không trọn tháng: thì phải nộp báo cáo của tháng đó
- Đối với các loại báo cáo thuế theo Qúy:
+ Nếu tạm ngừng trọn quý (quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý): thì không phải nộp
+ Nếu tạm ngừng không trọn quý: thì phải nộp báo cáo của quý đó
- Đối với các loại báo cáo thuế theo năm năm dương lịch hoặc năm tài chính, hồ sơ quyết toán năm, báo cáo tài chính (BCTC):
+ Nếu tạm ngừng trọn năm: thì không phải nộp
+ Nếu tạm ngừng không trọn năm: thì phải nộp báo cáo của năm đó.
Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
Theo khoản 1, điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (ban hành ngày 04/01/2021 có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021 thì:
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Theo quy định tại điều 37 của Luật quản lý thuế thì:
- Đối với: Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.
Theo khoản 1, điều 206 của Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 thì:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh: doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.
- Đối với: Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.