Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán Kế toán Trung tâm Ngoại ngữ - Đào Tạo Kế Toán

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán Kế toán Trung tâm Ngoại ngữ - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán Kế toán Trung tâm Ngoại ngữ

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán Kế toán Trung tâm Ngoại ngữ. 

Trung tâm ngoại ngữ ngày càng nhiều, những vẫn mới với nhiều chị em kế toán, không biết hạch toán như thế nào? Trong bài viết này Kế toán VAFT hướng dẫn chi tiết cách hạch toán, bao gồm tất cả các công việc : thuế môn bài, kết chuyển lỗ lãi, doanh thu, mua nguyên vật liệu, sách giáo khoa và công cụ dụng cụ.... 

 

I. Ngành dịch vụ “Dạy ngoại ngữ” có Doanh thu là tiền học phí;

Chi phí chủ yếu là tiền lương của giáo viên, khấu hao TSCĐ; Dịch vụ mua ngoài (Điện, nước,…) và chi phí hành chính,… => Việc hạch toán khá đơn giản ta chỉ sử dụng tối đa khoảng 20 Tài khoản kế toán .

– Doanh thu phản ánh Bên Có TK 511, cuối tháng, quý, năm kết chuyển về Bên Có TK 911 để xác định lỗ lãi.

– Chi phí trực tiếp (Lương giáo viên, khấu hao, phân bổ CCDC,…) phản ánh Bên Nợ TK 154 => Cuối kỳ kết chuyển về Bên Nợ TK 632; Sau đó tiếp tục kết chuyển về Bên Nợ TK 911.

– Chi phí gián tiếp và chi phí chung phản ảnh Bên Nợ TK 642; Cuối kỳ kết chuyển về Bên Nợ TK 911.

– Nếu có một số Doanh thu, chi phí khác (Ngoài học phí) thì hạch toán vào các TK liên quan theo hướng dẫn trong Chế độ kế toán.

– Cuối kỳ xác định Kết quả kinh doanh bằng chênh lệch giữa Bên Có và Bên Nợ TK 911 để kết chuyển về TK 421.

Lưu ý : Dạy ngoại ngữ là lĩnh vực không được khấu trừ thuế GTGT.
 

II. Phương pháp kế toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ

1. Ghi nhận phí môn bài đầu năm:
Nợ 6425 (Chi phí thuế, phí và lệ phí)
Có 111, 1121, 3339 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước)

2. Kết chuyển lỗ, lãi năm trước:
Lỗ năm trước:
Nợ 4211 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước)
Có 4212 (Lỗ chưa phân phối năm trước)
Lãi năm trước:
Nợ 4212 (Lỗ chưa phân phối năm trước)
Có 4211 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước)

3. Ghi nhận doanh thu từ việc dạy ngoại ngữ:
Ghi nhận doanh thu:
Nợ 131, 1111 (Phải thu tiền học viên, tiền mặt)
Có 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ dạy học)

4. Mua nguyên vật liệu, sách giáo khoa và công cụ dụng cụ:
Nhập kho nguyên vật liệu, sách giáo khoa:
Nợ 156 (Sach, vở, vật liệu)
Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ)
Có 331, 1111, 1121 (Phải trả cho người bán, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Xuất máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy (sử dụng nhiều kỳ):
Nợ 242 (Chi phí trả trước dài hạn)
Có 153 (Công cụ, dụng cụ)
Phân bổ chi phí 242 nhiều kỳ:
Nợ 154, 641, 642 (Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có 242 (Chi phí trả trước dài hạn)
Ghi nhận doanh thu bán sách cho học viên và phản ánh giá vốn:
Nợ 632 (Giá vốn hàng bán)
Có 154 (Chi phí dạy học)

5. Chi phí thuê văn phòng, lớp học:
Ghi nhận chi phí thuê:
Nợ 154, 642 (Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có 1111, 1121, 331 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả cho người bán)

6. Chi phí điện, nước, internet:
Ghi nhận chi phí điện, nước, internet:
Nợ 154, 642 (Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có 1111, 1121, 331 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả cho người bán)

7. Chi phí quảng cáo, marketing:
Ghi nhận chi phí quảng cáo, marketing:
Nợ 641 (Chi phí bán hàng)
Có 1111, 1121, 331 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả cho người bán)

8. Trả lương cho nhân viên và giáo viên (part-time, full-time):
Ghi nhận chi phí lương:
Nợ 154, 641, 642 (Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có 3341 (Phải trả người lao động)
Chi trả lương:
Nợ 3341 (Phải trả người lao động)
Có 1111, 1121 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Trừ thuế TNCN:
Nợ 3341 (Phải trả người lao động)
Có 3335 (Thuế TNCN)
Trừ bảo hiểm:
Nợ 3341 (Phải trả người lao động)
Có 3383, 3384, 3386 (Phải trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp)
Ghi nhận giá vốn trung tâm ngoại ngữ:
Nợ 632 (Giá vốn hàng bán)
Có 154 (Chi phí dạy học)

LƯU Ý:
Ngành nghề trung tâm ngoại ngữ là lĩnh vực không chịu thuế.
Giáo viên đăng ký dạy part-time khấu trừ 10% trước khi chi trả thu nhập, xuất chứng từ khấu trừ cho giáo viên.
Giáo viên dạy full-time tính thuế theo lũy tiến như nhân viên tại công ty.
Giám đốc điều hành làm từ xa, ký hợp đồng dài hạn và đang làm tại một công ty khác đã tham gia bảo hiểm; về lương vẫn tính thuế PIT theo lũy tiến (lưu ý: không giảm trừ bản thân, người phụ thuộc nếu đã tính ở công ty đầu tiên thì không được đăng ký tiếp công ty thứ hai).
Giám đốc làm hành chính full-time từ thứ 2 đến thứ 6 không muốn tham gia bảo hiểm; vấn đề này sẽ rủi ro về truy thu bảo hiểm của Nhà nước (không có bất kỳ hợp đồng nào ký để miễn bảo hiểm).

9. Chi phí khác (tiếp khách, ăn uống, thuê văn phòng, thuê bãi đậu xe, v.v.):
Ghi nhận chi phí khác:
Nợ 641, 642 (Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có 1111, 1121, 331 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả cho người bán)

10. Kết chuyển các tài khoản cuối kỳ:
Kết chuyển doanh thu bán hàng, dịch vụ:
Nợ 5111, 5113 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)
Có 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Kết chuyển chi phí giá vốn:
Nợ 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Có 632 (Giá vốn hàng bán)
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý:
Nợ 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Có 641, 642 (Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ 711 (Thu nhập khác)
Có 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Kết chuyển chi phí khác:
Nợ 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Có 811 (Chi phí khác)
Kết chuyển doanh thu tài chính, lãi tỷ giá:
Nợ 515 (Doanh thu hoạt động tài chính)
Có 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối:
Nợ 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Có 421 (Lợi nhuận chưa phân phối)
Kết chuyển chi phí tài chính, lỗ tỷ giá:
Nợ 911 (Xác định kết quả kinh doanh)
Có 635 (Chi phí tài chính)

11. Lập báo cáo tài chính:
Lập Bảng Cân Đối Kế Toán (CĐKT)
Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (KQHĐKD)
Lập Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (LCTT)
Thuyết minh Báo Cáo Tài Chính (BCTC)
Lưu ý: Hướng dẫn này không bao gồm các vấn đề phát sinh đặc thù, bạn cần tùy chỉnh theo tình hình thực tế của doanh nghiệp.

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.