Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả - Đào Tạo Kế Toán

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả. 

Tài chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp mạnh hay yếu thì tài chính chiếm đến trên 50%. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Các nguyên tắc quản trị tài chính nào bạn phải nắm rõ? Mục tiêu của quản trị tài chính như thế nào? Cùng vaft.edu.vn tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây.. 

 

 I. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? 

1.1. Đinh nghĩa

Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ tất cả các kế hoạch, hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính trong toàn bộ vòng đời của doanh nghiệp có thể kể đến như: Đầu tư, trả lương nhân viên, khen thưởng, du lịch, chi phí nguyên vật liệu v…v…
Các yếu tố liên quan tới quản trị tài chính của doanh nghiệp gồm: tiền đầu tư, tiền tham gia dự án, tiền kinh doanh, tiền lương nhân viên, tiền thu về qua việc bán sản phẩm, dịch vụ…

1.2. Các mức độ của quản trị tài chính doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động thì tài chính doanh nghiệp cũng được chia ra làm 3 mức độn khác nhau để có thể phân chia nhân sự và công cụ sử dụng một cách hợp lý.
3 cấp độn lần lượt từ cơ bản đến nâng cao là:
Cấp Thô sơ: Là cấp đầu tiên và đơn giản nhất trong đó chú trọng vào việc quản lý được các hóa đơn, báo cáo thuế hay các nguồn thu chi cơ bản. Với cấp độ này thông thường chỉ cần quản lý bằng phầm mền Excel.
Cấp Cơ bản: Là cấp độ tiếp theo của quản trị tài chính doanh nghiệp. Ngoài việc quản lý thì lúc này cần có người đảm nhiệm việc báo cáo tài chính, các khoản thu chi, v…v…lên cấp trên theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm). Vẫn có thể sử dụng phần mềm Excel tuy nhiên còn cần thêm cả nhân viên có trình độ và chuyên môn.
Cấp nâng cao: là cấp cao nhất của việc quản trị tài chính doanh nghiệp, lúc này không chỉ cần báo cáo mà người phụ trách còn có trách nghiệm phân tích và đánh giá để có thể hoạch định được những chiến lực sử dụng nguồn vốn hiệu trong thời gian tới.
Khi đạt tới cấp độ này thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý đặc thù để có thể truy cấp dữ liệu cũng như quản lý được tất cả các chi nhánh, hệ thống

II. Mục tiêu của hoạt động quản trị tài chính

Hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp được xem như xương sống giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét về khía cạnh mục tiêu của lĩnh vực quản trị tài chính trong doanh nghiệp, có thể chia thành 2 mục tiêu chính:   
  • Mục tiêu quản trị tài chính dài hạn: Xây dựng các định hướng, giải pháp giúp nâng cao nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn cho các chiến lược hoạt động (chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược nguồn vốn công ty.   
  • Mục tiêu quản trị tài chính ngắn hạn: Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là đảm bảo khả năng chi tiêu, đầu tư, thanh toán, thực hiện đúng quyền và chức năng của quản trị tài chính, đảm bảo mức chi tiêu ổn định theo kế hoạch tài chính đề ra.

III. 7 Chức năng chính của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là chức năng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Việc quản trị tài chính liên quan mật thiết đến mọi phòng ban trong công ty như: bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận hành chính nhân sự…

Các chức năng quản lý tài chính nhân sự

 

Chức năng quản trị tài chính doanh nghiệp

 

Để hiểu chi tiết về từng chức năng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, Kế toán VAFT sẽ phân tích theo 7 chức năng sau:
1. Ước tính về nhu cầu chi tiêu
Người quản trị tài chính cho doanh nghiệp cần lên kế hoạch dự kiến liên quan đến các nguồn thu chi của công ty. Các ước tính được thực hiện dựa trên các chương trình và chính sách phát triển trong tương lai. Qua đó, xác định được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.
Ví dụ như: Khi có một yêu cầu chi 300.000.000 cho toàn thể nhân viên đi du lịch thì người quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đánh giá được độ khả thi của khoản chi này có làm ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không, đồng thời cũng phải xác đinh mối lợi thu về từ chuyến đi.
Khi đã xác định được khoản chi cho các dự án trong tương tai. Việc xác định thành phần vốn cần được quyết định. Thành phần vốn được phát triển từ 2 phía: chủ sở hữu doanh nghiệp và các quỹ đầu tư từ các đối tác bên ngoài.
3. Xác đinh cơ cấu và lựa chọn nguồn vốn
Đầu tiên để đảm bảo được an toàn tài chính của doanh nghiệp thì người người quản trị tài chính cần phải xác định được cơ cấu nguồn vốn phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Họ cần phải xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn nợ là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động của công ty.
Ví dụ: Đối với các công ty sản xuất thì vốn chủ sở hữu bao giờ cũng phải lớn hơn vốn nợ phải trả trong khi đó các ngân hàng thì ngược lại.
Tiếp sau đó để mở rộng nguồn vốn thì người quản trị tài chính còn phải phân tích đánh giá để đưa ra được phương thức huy động vốn hiệu quả nhất trong các cách như:   
  • Phát hành trái phiếu, cổ phiếu   
  • Vay ngân hàng hay các tổ chức tài chính   
  • Tiền gửi trong công chúng
4. Lựa chọn đầu tư
Đứng trước những cơ hội đầu tư hấp dẫn, nhà quản trị tài chính cần phải phân tích, đánh ra để có thể đưa ra được khoản đầu tư phù hợp nhất đêm lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Và đặc biệt là phải đánh giá và kiểm soát được rủi ro giúp cho khoản đầu tư an toàn hơn.
5. Xử lý thặng dư
Thặng dư được hiểu là số tiền chênh lệch khi đầu tư. Ví dụ bạn đầu tư 1 triệu USD, sau một năm sẽ thu lại 2 triệu USD. Vậy giá trị thặng dư là 1 triệu USD. 
Nói một cách đơn giản thì xử lý thặng dư chính là làm thế nào để tiêu tiền lời cho hợp lý với tình hình hiện tại. Thông thường sẽ có hai cách để xử lý thặng dư cơ bản là:   
  • Mở rộng đầu tư, đổi mới, đa dạng hóa công ty   
  • Chia cổ tức và các lợi ích khác đi kèm
Ví dụ như: trước tình hình kinh tế khó khăn thì cần phải đảm bảo được hoạt động của công ty cũng như các cổ đông trước khi nghĩ đến việc mở rộng đầu tư
6. Quản lý tiền mặt
Bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến việc chi tiêu tiền mặt. Thông thường các khoản chi tiêu đến tiền mặt là các khoản nhỏ dùng để mua, trả: các nguyên liệu, đồ dùng phát sinh trong công ty, tiền điện nước, tiền tổ chức các hoạt động nội bộ công ty…
7. Kiểm soát tài chính chính xác, rõ ràng
Không chỉ lập kế hoạch cho các khoản tiền vào ra trong tương lai. Người quản trị tài chính còn phải kiểm soát tài chính công ty rõ ràng.   
  • Các khoản chi là bao nhiêu? Chi những khoản gì?   
  • Các khoản thu là bao nhiêu? Thu từ đâu?   
  • Lợi nhuận giữa thu chi là bao nhiêu?

IV. Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Muốn quản trị tài chính hiệu quả, người quản trị cần tuân thủ các nguyên tắc tài chính trong doanh nghiệp sau:

5 Nguyên tắc quản tri tài chính doanh nghiệp bạn cần biết

 

5 Nguyên tắc quản tri tài chính doanh nghiệp bạn cần biết   

 

  • Nguyên tắc 1: Triển khai mọi khoản chi tiêu một cách chi tiết, có hệ thống và khoa học. Thường xuyên kiểm tra các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Thống kê chi tiết nguồn tiền đi và về sau mỗi ngày.   
  • Nguyên tắc 2: Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại để hiểu được nguyên tắc số tiền chi cần nhỏ hơn số tiền thu về. Đây là nguyên tắc quyết định mà lúc nào cũng cần phải đáp ứng.   
  • Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra tiền. Giá trị của đồng tiền thay đổi liên tục. Do đó, các doanh nghiệp cần định hướng được chiến lược phát triển đồng tiền mình tạo ra.   
  • Nguyên tắc 4: Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu không may 1 sản phẩm, dự án thất bại sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và tồn tại của công ty.   
  • Nguyên tắc 5: Luôn có phương án dự phòng tài chính cho các vấn đề phát sinh. Đây là những việc bạn không thể kiểm soát được.
Có thể thấy, quản trị tài chính trong doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Do đó việc tìm kiếm đến một giải công cụ quản lý tài chính là một giải pháp cấp thiết giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền, thu chi hiệu quả, chính xác. Vậy phần mềm nào tốt nhất giúp doanh nghiệp quản lý tài chính minh bạch, nhanh chóng. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

V. Hệ thống công cụ sử dụng trong quản trị tài chính

Các công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức kiểm soát tốt luồng di chuyển của dòng tiền. Dưới đây là các công cụ quản lý tài chính quan trọng (Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán) mà bạn cần nắm rõ:
1. Các định chế, bộ quy định, quy tắc quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính.
2. Bản kế hoạch dài, ngắn hạn về tài chính doanh nghiệp và dự toán thu, chi ngân sách.
3. Các công cụ tiền tệ, giá, định mức về kinh tế và các công cụ về tài chính có liên quan đến doanh nghiệp.
4. Đòn bẩy kinh tế
5. Công cụ phân tích tài chính
6. Hệ thống kiểm soát nội bộ
7. Hệ thống thông tin về tình hình kinh tế – tài chính
Nội dung bài viết trên là những kiến thức giúp bạn hiểu được quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp, đồng thời đưa ra giải pháp quản lý với phần mềm quản lý tài chính, Kế toán VAFT giúp doanh nghiệp giải quyết triệt để bài toán quản lý dòng tiền, thu chi một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị giúp bạn có thêm kiến thức kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mạnh m. 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.