Đòn bẩy kinh doanh là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp bứt phá tăng trưởng
Tuy nhiên, lợi nhuận gia tăng cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Nếu không được sử dụng đúng cách, đòn bẩy kinh doanh sẽ trở thành con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên nhiều mặt. Nhằm giúp các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ nguyên lý hoạt động cũng như cách thức sử dụng đòn bẩy kinh doanh để đem lại hiệu quả tốt nhất, Kế toán VAFT sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trong bài viết sau..
Trong quản trị tài chính, thuật ngữ “đòn bẩy kinh doanh” chỉ việc doanh nghiệp sử dụng những tài sản có chi phí hoạt động cố định hoặc nợ có chi phí tài chính cố định với mục đích gia tăng lợi nhuận cho các chủ sở hữu.
Đòn bẩy trong kinh doanh hoạt động theo nguyên lý: một thay đổi nhỏ đến từ việc sử dụng các nguồn chi phí và nguồn tài trợ sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm
Đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh thể hiện cách thức doanh nghiệp sử dụng chi phí hoạt động cố định (fixed cost) so với chi phí biến đổi (variable costs).
Trong đó:
- Chi phí cố định là những khoản phí bất biến, không đổi khi có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các khoản khấu hao, bảo hiểm, một phần chi phí điện nước và chi phí quản lý.
- Chi phí biến đổi là những khoản phí thay đổi khi doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, chi phí bán hàng, một phần chi phí điện nước và chi phí quản lý
Độ nghiêng đòn bẩy hoạt động
Tác dụng của đòn bẩy kinh doanh là: một sự thay đổi trong doanh thu có thể khuếch đại một sự thay đổi lớn hơn trong lợi nhuận hoạt động (EBIT). Sự khuếch đại này được gọi là mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động hay độ nghiêng đòn bẩy hoạt động (Degree of Operating Leverage – DOL).
Công thức
Công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động
Trong đó
- EBIT: Lợi nhuận hoạt động (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
- Q: Sản lượng bán ra
- V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
- F: Định phí
DOL thể hiện tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi. DOL càng lớn thì mức độ khuếch đại của thay đổi doanh thu đối với lợi nhuận hoạt động càng lớn.
Ví dụ
Công ty ABC muốn xác định độ lớn của đòn bẩy hoạt động với mức doanh số là 70.0000 sản phẩm, biết chi phí cố định là 120 triệu, chi phí biến đổi là 21 nghìn/sản phẩm và giá bán là 54 nghìn/sản phẩm.
DOL = 70000. (54000 – 21000) / 70000. (54000 – 21000) – 120000000 = 1,05%
Nghĩa là, sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,05% trong EBIT (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EBIT sẽ tăng thêm 1,05% – doanh thu giảm 1% thì EBIT giảm 1,05%)
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
- Đòn bẩy hoạt động là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để dự đoán mức lợi nhuận thu về khi đẩy mạnh doanh thu. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra phương án sử dụng các loại chi phí một cách hợp lý để gia tăng lợi nhuận hoạt động.
- Kết cấu của chi phí ảnh hưởng rất lớn đến đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy kinh doanh càng lớn khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn so với biến phí. Ngược lại, ở những doanh nghiệp có tỷ trọng định phí nhỏ hơn biến phí thì đòn bẩy kinh doanh sẽ thấp hơn.
- Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến tính 2 mặt của đòn bẩy hoạt động. Bởi vì một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ dẫn đến sự khuếch đại rất lớn của lợi nhuận hoạt động. Cho nên, khi doanh thu giảm sẽ kéo lợi nhuận giảm theo đúng bằng độ lớn của đòn bẩy. Bởi vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu để đạt được mức sản lượng hòa vốn vì khi đó, đòn bẩy hoạt động sẽ luôn dương và tác động tích cực tới sự thay đổi của lợi nhuận.
Mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy hoạt động
Có rất nhiều yếu tố dẫn tới rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó bao gồm:
- Doanh số tiêu thụ sản phẩm
- Sự cạnh tranh trên thị trường
- Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh
- Sự đa dạng của sản phẩm
- Nhu cầu sản phẩm trên thị trường
- Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp
Có thể nhận thấy, đòn bẩy hoạt động là công cụ hữu hiệu giúp gia tăng lợi nhuận nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro kinh doanh đối với doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, khi sử dụng đòn bẩy hoạt động, lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi trong doanh số tiêu thị sản phẩm.
Bởi vậy nếu không được sử dụng đúng cách, đòn bẩy hoạt động sẽ kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Để ứng dụng các đòn bẩy kinh doanh hiệu quả thì việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là công việc hết sức quan trọng. Cùng xem bài viết hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh bài bản được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhất.
Khái niệm
Đòn bẩy tài chính là thuật ngữ thể hiện cách thức doanh nghiệp sử dụng kết hợp các nguồn tài trợ bằng nợ vay và nguồn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính
Nguyên lý của đòn bẩy tài chính là: một sự thay đổi nhỏ trong lợi nhuận hoạt động sẽ dẫn tới một sự thay đổi lớn hơn trong EPS (thu nhập trên cổ phần) của doanh nghiệp. Sự khuếch đại này được gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính hay mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage – DFL).
Công thức
Trong đó
- EPS: Thu nhập trên cổ phần = (Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ phần ưu đãi được hưởng) / Tổng số cổ phiếu thường phát hành
- I: Lãi vay
- Q: Sản lượng bán ra
- V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
- F: Định phí
Ví dụ
Công ty ABC muốn xác định độ nghiêng đòn bẩy tài chính tại mức doanh số 300000 sản phẩm, biết định phí là 280 triệu, biến phí là 84 nghìn/sản phẩm và giá bán là 100 nghìn/sản phẩm. Lãi vay phải trả của doanh nghiệp là 60 triệu và mức thuế suất là 20%.
EBIT = 30.000 x (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000
DFL = 200.000.000/ (200.000.000 – 60.000.000) = 1,43%
Nghĩa là, sự thay đổi 1% trong lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,43% trong thu nhập trên cổ phần (Nếu lợi nhuận tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 1,43% – lợi nhuận giảm 1% thì EPS giảm 1,43%)
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
- Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu được doanh nghiệp sử dụng để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Mức độ sử dụng của đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có hệ số nợ cao đồng nghĩa với việc độ lớn của đòn bẩy tài chính cao và ngược lại.
- Tuy nhiên, cũng như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính cũng có tính 2 mặt. Bởi vì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn tới những thay đổi lớn hơn trong tỷ lệ lợi nhuận sau thuế. Nếu như lợi nhuận sinh ra từ tổng tài sản không đủ lớn để bù đắp cho chi phí lãi vay thì lợi nhuận sau thuế trên cổ phần sẽ bị giảm sút.
Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính
Rủi ro tài chính là rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu do sự biến đổi hoặc không chắc chắn trong lợi nhuận sau thuế trên cổ phần khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay. Như đã đề cập ở trên, nếu như không được sử dụng một cách khôn ngoan thì đòn bẩy tài chính sẽ trở thành tác nhân kìm hãm sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp.
Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì? Các giải pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro
Khái niệm
Đòn bẩy tổng hợp là việc sử dụng kết hợp cả đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng thu nhập cho cổ đông.
Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp
Bằng cách kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh, thì một sự thay đổi nhỏ trong trong doanh thu sẽ khuếch đại thành thay đổi lớn hơn trong EPS (lợi nhuận sau thuế trên cổ phần). Sự khuếch đại này được gọi là độ lớn đòn bẩy tổng hợp. (DCL – Degree of Combined Leverage)
Công thức tính độ lớn đòn bẩy tổng hợp
Công thức tính độ lớn đòn bẩy tổng hợp
- EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS: Lợi nhuận sau thuế trên cổ phần
- I: Lãi vay
- Q: Sản lượng bán ra
- V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
- F: Định phí
Ví dụ
Nếu DCL = 2 thì sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 2% trong EPS (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 2% – doanh thu giảm 1% thì EPS giảm 2%)
Ý nghĩa đòn bẩy tổng hợp
Mức độ sử dụng đòn bẩy tổng hợp thể hiện rằng: Khi doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định bằng cách sử dụng vốn vay thì sẽ xác định được lợi nhuận chủ sở hữu biến động như thế nào khi doanh thu thay đổi.
Mối quan hệ giữa 3 loại đòn bẩy kinh doanh
Sơ đồ trên thể hiện rõ cách thức hoạt động cũng như đối tượng tác động của 3 loại đòn bẩy kinh doanh với 3 yếu tố: doanh thu – lợi nhuận hoạt động (EBIT) – thu nhập trên cổ phần. Nhà quản trị cần nắm rõ mô hình này để tránh nhầm lẫn chức năng của các loại đòn bẩy và vận dụng một cách hợp lý, đúng mục đích và đúng đối tượng.
Để có thể tận dụng đòn bẩy trong kinh doanh để cải thiện tăng trưởng cho doanh nghiệp, yếu tố đầu tiên mà các nhà quản trị cần quan tâm đến là dòng tiền. Bởi nguyên lý hoạt động của đòn bẩy là cách thức doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các loại chi phí và vốn vay. Để đòn bẩy phát huy hiệu quả, hãy tập trung sử dụng những đòn bẩy tạo ra lợi nhuận ròng lớn nhất cho doanh nghiệp.
Cần lưu ý, việc sử dụng các loại đòn bẩy ảnh hưởng rất lớn đến cách thức doanh nghiệp hoạt động, bởi vậy là chủ doanh nghiệp, bạn phải tính toán kỹ càng và dự đoán trước các phương án có thể xảy ra để có thể ứng phó kịp thời với những rủi ro. Ví dụ nếu doanh nghiệp áp dụng đòn bẩy tài chính nhưng lại không sử dụng hiệu quả số vốn vay, trong trường hợp lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra nhỏ hơn số lãi vay phải trả thì nó sẽ làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm sút nhanh hơn. Nếu như không có phương án đối phó thì rất có khả năng sẽ dẫn đến thua lỗ nặng nề.
Tóm lại, nếu sử dụng một cách khôn ngoan thì đòn bẩy trong kinh doanh sẽ trở thành công cụ tuyệt vời để tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Nhưng nếu không ý thức được những rủi ro tiềm ẩn và không có phương án xử lý khủng hoảng mà đòn bẩy kinh doanh mang lại thì doanh nghiệp sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề.
Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !
Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán thực tế.