Người lao động đi làm công ty hằng tháng phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Trong đó, chế độ thai sản là một trong những quyền lợi thuộc bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm thất nghiệp độc lập với nhau, không có quy định hạn chế hưởng một trong hai nên người lao động đang nghỉ chế độ thai sản hoàn toàn có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trừ các trường hợp gồm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc cho trung tâm dịch vụ việc làm
- Vẫn chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ các trường hợp gồm: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi xuất khẩu lao động; chết.
Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? (Ảnh minh họa)
Khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định, người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp ốm đau, gian thai sản và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyề.
- Bị tai nạn và có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Gặp hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh và có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Theo đó, nếu đang nghỉ thai sản, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp giúp mình. Lưu ý, cần chuẩn bị thêm giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nêu được xác định là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Ngoài việc ủy quyền cho người khác, người lao động nghỉ thai sản cũng được phép nộp hồ sơ qua đường bưu điện để gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm mà mình muốn hưởng (theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
Nhờ người nộp hồ sơ thất nghiệp có được không? (Ảnh minh họa)
Về nguyên tắc, nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người sử dụng lao động phải trực tiếp đi thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 52 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH đưa ra một số trường hợp ngoại lệ bao gồm:
- Nam ở độ tuổi từ đủ 60 trở lên, ở độ tuổi từ đủ 55 trở lên.
- Người lao động đang mắc bệnh thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề nơi đang học.
- Đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng.
Như vậy, nếu đang nghỉ thai sản, người lao động không cần phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm.
Thay vào đó, người này phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh lý do không đi thông báo rồi gửi toàn bộ giấy tờ đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.