Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2024 mới nhất - Đào Tạo Kế Toán

Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2024 mới nhất - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2024 mới nhất

Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2024. 

Tỷ lệ trích bảo hiểm 2024 mới nhất: Quy định về tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ; Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm của Doanh nghiệp và của người lao động... cụ thể như sau:. 

 

1. Tỷ lệ trích bảo hiểm năm 2024: Thực hiện theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về cụ thể như sau:

                                                                                                       
Các khoản Bảo hiểm trích theo lương Tỷ lệ trích vào Chi phí của DN Tỷ lệ trích trừ vào lương của NLĐ Tổng
           
1. Bảo hiểm xã hội
            (BHXH)
17,5% 8% 25,5%
           
2. Bảo hiểm y tế
            (BHYT)
3% 1,5% 4,5%
           
3. Bảo hiểm thất nghiệp
            (BHTN)
1% 1% 2%
Tổng các khoản BH 21,5% 10,5% 32%

                                                                                                                                       
           
4. Kinh phí công đoàn
            (KPCĐ)
2%   2%
=> Tổng các khoản:
            Bảo hiểm + Công đoàn
23,5% 10,5% 34%

 
Nơi đóng:

+) Đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là: 2% (KPCĐ)
-> Trên Tổng quỹ tiền lương hàng tháng mà DN chi trả cho người lao động tham gia BHXH.

+) Đóng cho Cơ quan BHXH Quận, huyện như sau:
 

  Cơ quan BHXH Quận, huyện là: 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).
     (Trong đó: Trích vào Chi phí của DN là: 21,5% và trích vào tiền lương của người lao động là: 10,5%).

Như vậy:

- Năm 2024 -> Hàng tháng DN phải trích và nộp cho Cơ quan BHXH và Liên đoàn lao động Quận huyện với tỷ lệ như sau:
    + Nộp cho Cơ quan BHXH với tỷ lệ là 
32%.

    + Nộp cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện tới tỷ lệ là: 2% (DN phải chịu toàn bộ khoản này và được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN.)
    + Căn cứ vào Tổng số tiền lương mà DN tham gia BHXH cho nhân viên.


Ví dụ: Kế toán VAFT tham gia BHXH cho 6 nhân viên với Tổng số tiền lương tham gia đóng BHXH là: 40.000.000.
- Như vậy: Hàng tháng phải đóng cho Cơ quan BHXH = 40.000.000 x 32% = 12.800.000đ và Liên đoàn lao động = 40.000.000 x 2% = 800.000.

 

 

 

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHTN, BHYT 2024:

- Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. (theo Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Chi tiết mức lương, các khoản phụ cấp phải đóng BHXH và không phải đóng BHXH xem tại đây:

 
Chú ý 1:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể:
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là 
mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
- Riêng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
 
Mức lương tối thiểu của từng vùng trong năm 2024 thì các bạn xem chi tiết tại đây: Mức lương tối thiểu vùng năm 2024.

 
Mức lương cơ sở năm 2024 là 1.800.000, Xem thêm:: Mức lương cơ sở năm 2024.

Lưu ý:
- Trường hợp: Người lao động có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiênđóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
 

3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về cụ thể như sau:
 
1. Đóng hằng tháng
- Hằng tháng, 
chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

-> Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần.
-> Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó. 


Nếu bạn chưa biết làm thủ tục tham gia bảo hiểm như thế nào, thì có thể xem chi tiết tại đây:

 

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.