Bài viết này Kế toán VAFT hướng dẫn chi tiết Kế toán xây dựng, gồm :Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung.
Trong công tác Kế toán nói chung, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, sản phẩm, từng bộ phận, cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm.
Trong công ty xây dựng, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo đơn đặt hàng hoặc cũng có thể đó là một hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản mục chi phí có liên quan như sau:
Tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát,đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: bột màu, dao, đinh, dây…
Nhiên liệu than củi dùng để nấu nhựa rải đường, oxy để hàn … Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm…(kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết hạch toán kế toán vật tư, nguyên vật liệu
Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bao gồm:
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ, công nhân chính như côn gnhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đàn giáo,lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch…
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại…
+Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của công ty, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý …).
Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung.
Trong trường hợp trong DNXL có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
- Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về thuê máy,chi phí sửa chữa thường xuyên xe máy thi công.
- Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy thi công như lán che máy ở công trường,bệ để máyở khu vực thi công.
Các chi thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàngtháng như sau:
Chi phí tạm thời cũng có thể được tiến hành trích trước vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định.
Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công - khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu c ho máy móc thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý,phục vụ chung.
Trường hợp doanh nghiệp thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết hạch toán Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trườngthi công. Chi phí sản xuấtchung gồmcác khoảnchi phí như sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp,nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp.
Ngoài khoản chi phí của nhân viên quản lý công trường, kế toán, thống kê, kho, vệ sinh…của công trường, chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm
tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công tát nước vét bùn khi trời mưa hoặc gặp mạch nước ngầm… + Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệudùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh nghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khácdùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phươngp háp khấu trừ thuế.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung.
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết hạch toán Chi phí sản xuất chung
5.1. Thiệt hại phá đi làm lại
a. Đặc điểm của khoản thiệt hại phá đi làm lại trong sản xuất xây lắp - Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần công việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do chủ quan, khách quan, do lỗi của bên giao thầu (bên A) như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình; hoặc có thể do bên thi công (bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo
thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài. Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thíchhợp. Giá trị thiệt hại về phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được.
Giá trị của khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện xây dựng khối lượng xây lắp bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức vì rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị thực tế của khối lượng phải phá đi làm lại.
Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi để làm lại mà chỉ cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất.
Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:
+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường. + Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ. + Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
b. Phương pháp hạch toán
Tại thời điểm xác định giá thành công trình hoàn thành bàn giao, căn cứ vào giá trị của khoản thiệt hại do phá đi làm lại được xác định theo chi phí định mức, kế toán xử lý như sau:
- Giá trị phế liệu thu hồi, ghi giảm thiệt hại:
Nợ TK 111, 152
Có TK154
- Đối với trường hợp thiệt hại do bên giao thầu (bên A) gây ra thì bên thi công không chịu trách nhiệm về phần thiệt hại và coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình, xác định giá vốn của công trình hoàn thành bàn giao tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK154
- Đối với giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra được ghi nhận vào chi phí bất thường:
Nợ TK811
Có TK154
- Đối với khoản thiệt hại đựơc xác định do bên thi công gây ra được xử lý theo các bước như sau:
+ Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường:
Nợ TK 1388, 334
Có TK154
+ Xác định phần thiệt hại tính vào chi phí bất thường:
Nợ TK811
Có TK154
+ Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK138 (1381)- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK154
5. 2. Thiệt hại ngừng sản xuất
a. Đặc điểm khoản thiệt hại do ngừng sản xuất trong donh nghiệp xây lắp Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trongmột thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ
quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác. Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên nhiên vật liệu, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất.
- Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh.Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch.
b. Phương pháp hạch toán
- Trường hợp không trích trước chi phí:
Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK622, 623, 627,
Nợ TK133 (1331)
Có các TK liên quan
- Trường hợp có trích trước chi phí:
+ Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất:
Nợ TK622, 623, 627, 642…
Có TK335
+ Khi chi phí thực tế phát sinh:
Nợ TK335
Nợ TK133
Có các TK liên quan
+ Điều chỉnh chênh lệch:
* Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, tiến hànhtrích bổ sung chi phí:
Nợ TK622, 623, 627, 642…(trích bổ sung theo số chênh lệch) Có TK335
* Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến hànhhoàn nhập chi phí:
Nợ TK335
Có TK622, 623, 627, 642…(hoàn nhập theo số chênh lệch)
Kế toán Xây Dựng (tiếp theo) - Quản lý và quản trị Vật tư ( NVL)
Bài trước mình đã nói về phân tích vật tư ( NVL) trong kế toán XD, bài này mình chia sẻ về quản lý và quản trị vật tư trong kế toán XD.
Như các bạn đã biết, đặc thù của ngành XD là:
- Các công trình XD đều xa trụ sở Công ty, nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố, có khi xa cả trăm km == > Do vậy quản lý vật tư không bị hao hụt, thất thoát…là một vấn đề nan giải.
- Công trình XD có nhiều loại vật tư, số lượng vật tư lại rất lớn như xi măng, sắt thép, gạch, đá, cát sỏi, vật tư điện nước…== > Theo dõi nhập xuất và quản lý khi công trình ở xa là một việc khó khăn cho Kế toán
- Việc Kế toán nắm bắt được tiến độ thi công, xem xét nhập xuất vật tư sao cho phù hợp với quá trình thi công cũng cần quan tâm để nhập xuất, hạch toán kế toán đúng thời gian cũng đòi hỏi Kế toán phải hiểu rõ và nắm chắc quy trình thi công.
- Kế toán không tham gia vào chất lượng, chủng loại vật tư cũng như tiến độ thi công, chất lượng công trình nhưng Kế toán tham gia vào quản lý số lượng, giá trị vật tư, chi phí liên quan đến công trình để nhanh chóng phát hiện chi phí bất hợp lý trong thi công.
- Quá trình theo dõi chi phí kéo dài theo thời gian của công trình khiến nhiều khi bỏ sót chi phí.
Đó là những đặc điểm cơ bản trong kế toán XD,
còn nhiều vấn đề phức tạp, nhưng trong bài này mình chia sẻ cách quản lý và quản trị vật tư mà mình đang thực hiện để các bạn tham khảo.
1/ Quản lý vật tư:
- Vật tư được nhập về căn cứ theo dự toán, theo từng hạng mục công trình và theo từng công việc chuẩn bị thi công. Trước khi thi công thì việc chuẩn bị vật tư là rất quan trọng vì nó đảm bảo cho tiến độ thi công, việc ký hợp đồng mua bán vật tư mình không trình bày mà chỉ trình bày từ
khi nhập xuất vật tư.
+ Khi nhận vật tư từ bên cung cấp, thủ kho tại công trình và kế toán công trình ( nếu có) lập biên bản giao nhận vật tư.
Sau khi nhận vật tư từ nhà cung cấp, thủ kho và kế toán lập phiếu nhập kho ( số thực nhập), lập 3 liên, giao cho nhà cung cấp 1 liên, thủ kho giữ 1 liên, gửi về phòng kế toán 1 liên.
Lập phiếu NK xong thì từ lúc này thủ kho chịu trách nhiệm việc xuất kho khi có phiếu xuất, trông giữ vật tư, bảo quản vật tư theo quy định của công ty. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư thì người có nhu cầu sử dụng lập phiếu “ yêu cầu vật tư” và được Chỉ huy trưởng công trình xác nhận.
Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư thủ kho lập phiếu xuất kho, lập 3 liên như trên và gửi phòng Kế toán 1 liên kèm giấy đề nghị cấp vật tư.
Cuối tháng Kế toán thực hiện kiểm tra tồn kho thực tế, sau đó đối chiếu với phiếu nhập xuất hàng ngày trên sổ Kế toán, song song với việc kiểm tra nội bộ thì tiến hành đối chiếu công nợ, số lượng giao nhận hàng với nhà cung cấp để xem xét việc nhập xuất vật tư có khớp nhau hay không? Tất cả các liên của các loại phiếu nhập xuất vật tư đều phải trùng khớp nhau, phù hợp với giấy đề nghị cấp vật tư, Ngoài ra Kết hợp với bên Kỹ thuật để đối chiếu với dự toán, tiến độ thi công, khối lượng thi công hoàn thành để xem xét vấn đề hao hụt, chênh lệch vật tư nếu có.
Theo quy định, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình;
nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình. Nội dung bảo
hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi
công trình vận hành, sử dụng không b.nh thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành
công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
Theo chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự ph.ng, tài sản và nợ tiềm tàng”, dự ph.ng
phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào
cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp số dự ph.ng phải trả về bảo
hành công trình xây lắp đ. lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh th. số chênh lêch được hoàn nhập
ghi tăng thu nhập khác (ghi Có TK711 – Thu nhập khác).
- Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số dự ph.ng phải trả
về bảo hành công trình xây lắp phải lập cho từng công trình, ghi: Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK352 - Dự ph.ng phải trả
113
- Khi phát sinh các khoản chi phí về bảo hành công trình xây lắp liên quan đến khoản dự
ph.ng phải trả đ. lập ban đầu như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài… th. tuỳ theo từng trường hợp cụ thế được xử l. như sau:
a. Trường hợp không có bộ phận bảo hành độc lập:
+ Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp, ghi:
Nợ TK621, 622, 623, 627
Nợ TK133 (1331) - nếu được khấu trừ thuế
Có các TK152, 153, 214, 331, 334, 338…
+ Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí, ghi:
Nợ TK154 (1544 – Chi phí bảo hành xây lắp)
Có TK621, 622, 623, 627
+ Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK352 - Dự ph.ng phải trả
Có TK154 (1544): Kết chuyển chi phí bảo hành công trình xây lắp thực tế phát
sinh
b. Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập:
+ Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình xây lắp
hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK352 - Dự ph.ng phải trả
Có TK336 - Phải trả nội bộ
+ Khi trả tiền cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về các chi phí bảo hành công trình xây
lắp, ghi:
Nợ TK336 - Phải trả nội bộ
Có TK111, 112
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự
ph.ng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh th. số chênh lệch
phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK352 - Dự ph.ng phải trả
Có TK711 – Thu nhập khác
Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !
Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán thực tế.