Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định TSCĐ vô hình, cụ thể như sau:
b. TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Mặt khác tại Điểm e, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
e. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
=> Do vậy, các chi phí để tạo ra nhãn hiệu, các quyền tác sở hữu công nghiệp khác sẽ được xem là TSCĐ vô hình và sẽ được hạch toán vào tài khoản sau:
- Tài khoản 2134 “Nhãn hiệu, tên thương mại”: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
- Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.
Xem thêm : Cách hạch toán ttong các công ty xây dựng
II. Hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu
Tùy vào tình hình phát sinh TSCĐ vô hình của mỗi Doanh nghiệp khác nhau, có các trường hợp cụ thể như sau:
1. Mua TSCĐ vô hình
- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1332)
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141: Tạm ứng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Tổng giá thanh toán)
Có TK 112, 331,... (Tổng giá thanh toán)
2. Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp
- Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có))
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1332)
Có TK 111, 112
Có TK 331: Phải trả cho người bán
- Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Theo giá mua trả tiền ngay đã có thuế GTGT)
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay)
Có TK 331: Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)
- Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 242: Chi phí trả trước
- Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112,...
3. TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi
3.1. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự: Khi nhận TSCĐ vô hình tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 2143) (Số đã khấu hao TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi)
3.2. Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự
- Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)
Nợ TK 811: Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
- Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711: Thu nhập khác (Giá trị hợp lý TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có)
- Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1332) (Nếu có)
Có TK 131: Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
4. Khi TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các Doanh nghiệp cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
5. Khi doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD
- Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 711: Thu nhập khác
- Chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112,...
6. Khi đầu tư vào Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ vô hình => Căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ vô hình, cụ thể như sau:
6.1. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:
Nợ TK 221, 222 (Theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 2143) (Số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811: Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)
Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
6.2. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:
Nợ TK 221, 222 (Theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 2143) (Số khấu hao đã trích)
Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
Có TK 711: Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)
III. Khấu hao chi phí đăng ký nhãn hiệu
1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD, chi phí khác, ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642, 811
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)
2. TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ Doanh nghiệp giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 336, 411 (Giá trị còn lại)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 2141) (Giá trị hao mòn)
3. Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 2147)
4. Trường hợp giảm TSCĐ, BĐS đầu tư thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ, BĐS đầu tư (Hạch toán các TK 211, 213, 217).
5. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
6. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi; Khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 3533: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
7. Trường hợp vào cuối năm tài chính Doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ; Nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên Sổ kế toán, cụ thể như sau:
- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao tăng)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).
- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm)
8. Kế toán giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị Doanh nghiệp; Căn cứ vào hồ sơ xác định lại giá trị Doanh nghiệp, Doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào Bên Có TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; Chênh lệch giảm giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận vào Bên Nợ của TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản và phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng TSCĐ”. Cụ thể cho từng trường hợp ghi sổ như sau:
- Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi Sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao mòn lũy kế đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (Phần đánh giá tăng)
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Giá trị tài sản tăng thêm)
Có TK 214; Hao mòn TSCĐ (Phần đánh giá tăng)
- Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi Sổ kế toán và nguyên giá TSCĐ, hao mòn lũy kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Phần đánh giá giảm)
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị tài sản giảm)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ (Phần đánh giá giảm)
Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo nguyên giá mới sau khi đã điều chỉnh giá trị do đánh giá lại. Thời điểm trích khấu hao của TSCĐ được đánh giá lại khi xác định giá trị Doanh nghiệp của Công ty cổ phần là thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành Công ty cổ phần.
9. Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty nhà nước độc lập, Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ, Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty
Khi bàn giao TSCĐ cho Công ty cổ phần; Căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần và các chứng từ, Sổ kế toán có liên quan => Phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho Công ty cổ phần, ghi:
Nợ TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Phần đã hao mòn).
Có TK 211, 213 (Nguyên giá)
IV. Thời gian và phương pháp khấu hao chi phí đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
- Khoản 1 Điều 11 về xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình:
“1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.”
- Khoản 3, 4 Điều 13 về phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
“3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà Doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, Doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho Doanh nghiệp. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.
=> Do vậy, thời gian khấu hao TSCĐ vô hình thay đổi không vượt quá khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ tại Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
Doanh nghiệp tự quyết định thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, việc xác định lại mức trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của TSCĐ cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.