Đây là dạng bài đề môn thuế đề chẵn và đề lẻ. VAFT sẽ post trước, còn cấu trúc đề thi đại lý thuế môn kế toán nữa bạn đọc có thể tham khảo thêm. Từ 2018 một năm sẽ có 2 kỳ thi, lịch thi cũng đã có. Chúc cả nhà đạt được mục tiêu của năm.
Công tác chuẩn bị chung:
– Giám thị: thi tại Học viện KT Quân Sự trên đường Hoàng Quốc Việt – Những con người được đào tạo từ môi trường quân sự thì không cần tả thêm các bạn cũng hình dung được rồi nhỉ. Thậm chí còn chặt chẽ hơn thi Đại học, có phòng gửi đồ riêng, vào tới phòng thi còn cái túi clear trắng cũng để tại bục giảng, chai nước uống tới khi phát đề cũng được nằm trên bục giảng nhé theo như lời họ nói tránh việc nhỏ nước vào bài để đánh dấu bài.
– Về đề thi: có 2 đề chẵn lẻ, mà cách họ đánh số báo danh thì sẽ là xa nhau chứ k gần nhau, trường hợp gần nhau vô cùng hiếm( vẫn có nhưng hiếm, phòng của mình không có nhưng phòng khác đã có).
– Về cá nhân: Bút, thước kẻ, máy tính, bút chì, tẩy.
Chú ý: là phải viết tên vào đề.
Không học khẳng định không đỗ, không có chỗ cho ăn may, không thể dựa vào bạn cùng phòng dù không đối chọi như đại học nhưng bản thân họ cũng có thể không biết vấn đề trong bài. Và đề dài cỡ 22 trang thì không có thời gian để giúp nhau được.
Thời gian 30 phút trước khi bóc đề: Mình đã viết kín 4 mặt nháp, viết những gì cần ra nháp, nhưng có 1 chủ quan đã làm mình thêm hối tiếc. Phần sắc thuế của cá nhân có thu nhập không từ tiền lương tiền công do mình thuộc nên đã không viết ra, tới đi làm bài thì bấm máy tính thiếu % dẫn tới kết quả sai. Vì đề khá dài nên những nghiệp vụ dễ mình nắm chắc lại không kiểm tra lại nữa. Nên rút ra 1 điều đừng chủ quan bất kỳ điều gì dù là đơn giản.
Kinh nghiệm ôn thi môn kế toán kỳ thi đại lý thuế
I. Lý thuyết: 30 câu trắc nghiệm
– Hỏi về các sắc thuế trừ TTĐB lý thuyết và bài tập đều không cho, luật quản lý thuế ( phần này nhìn chung mọi người đều kém vì không học).
II. Bài Tập:
1. Thuế GTGT
– Chắc chắn có bổ sung điều chỉnh, có tính tỷ lệ thuế GTGT được khấu trừ
– Bài về mặt hàng thủ công từ mây có các nghiệp vụ phát sinh:
+ Mua hàng của cơ sở HTX ghế mây, giỏ mây
+ Mua máy tính dùng chung cho hoạt động kinh doanh: 5 máy giá 13.000.000đ/máy, đã trả 11tr bằng tiền mặt.
+ Nhận ủy thác xuất khẩu ghế mây với giá trị X, hoa hồng được hưởng 5%.
+ Bán 100 bộ bàn ghế gỗ
+ Bán giỏ đựng rác bằng mây cho khách sạn
+ Bán sofa bằng mây
Thêm vài nghiệp vụ nữa, nhưng giờ mình chả nhớ được cụ thể, nhưng cũng chỉ là nghiệp vụ mua vào bán ra thông thường thôi.
Nghiệp vụ điều chỉnh: Tháng 2 kê khai lỗi số học tăng thuế được khấu trừ lên 10tr, biết tháng 2 còn được khấu trừ hơn 4tr
Còn vài nghiệp vụ sai sót nữa.
2. Bài TNDN: Không hề đơn thuần như mình đã học
Khi học chỉ làm dạng bài xuôi, hoặc ngược với tình hình kinh doanh thông thường. Không hề học tới lĩnh vực ưu đãi
Khi đi thi: cho lồng ghép nhiều loại doanh thu và có ưu đãi
Cho tổng doanh thu trong đó:
Doanh thu của kinh doanh vật liệu xây dựng nhẹ
Doanh thu của vât liệu xây dựng khác
Cho tổng chi phí:
Chi phí của kinh doanh vật liệu xây dựng nhẹ
Chi phí của kinh doanh vật liệu xây dựng khác
Ngoài ra có các nghiệp vụ sau:
Chi đóng góp cho tổ chức đoàn thể, hội người cao tuổi của huyện, hội chữ thập đỏ
Khoản chi lãi vay có chứng từ hợp pháp, đã góp đủ vốn là: 0,8 tỷ trong đó:
Lãi vay của ngân hàng LS 14% 0,5 tỷ
Lãi vay của cá nhân LS 15% 0,3 tỷ
Biết LS ngân hàng Nhà nước công bố là 8%
Thêm vài nghiệp vụ nữa: do mình không đủ thời gian nên chưa làm.
Vấn đề của bài này là có 2 hoạt động kinh doanh: 1 ưu đãi, 1 không. Doanh thu, chi phí tổng đã có, điều chỉnh phải chia tỷ lệ.
3. TNCN
Cho các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công
Tại công ty X:
Thu nhập chính
Tiền thưởng
Bảo hiểm bắt buộc
Công tác phí
Tiền nhà công ty trả thay
Phụ thuộc con 2 tuổi, vợ 28 tuổi làm nội trợ
Ngoài ra còn có thu nhập tư vấn từ Trung tâm Y, Trường Z.
Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu
Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng.
1. Trắc nghiệm: 30 câu – thời gian làm bài 10’, khoanh hết ngay từ lần đầu tiên, ko bỏ sót vì cuối h cũng ko kịp để quay lại rà soát, đề cho nhiều vào luật quản lý thuế mà luật này ko học nên đánh bừa là chủ yếu, câu trắc nghiệm cơ bản, nếu ko học được thông tư thì nắm chắc luật là làm được hết (các loại luật nói chung)
2. Sau khi xong trắc nghiệm thì làm bài thuế dễ, năm nay đề cho GTGT, TNDN, TNCN. Bài GTGT và TNDN thường là 2 bài dài và khó nhất nên sau khi làm TRẮC NGHIỆM thì làm TNCN. Tg làm bài khoảng 30-40’. Đề TNCN dễ, xoay quanh các nghiệp vụ cơ bản, hầu hết cho tính thuế của cá nhân cư trú, mặc dù đề bài cho là cá nhân này cư trú và đã đăng ký giảm trừ… nhưng trước khi làm thì vẫn giả sử lại cho chắc (thừa ko bị trừ điểm).
Nội dung bài:
– Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập trong năm 2016 như sau, ông đăng ký giảm trừ cho con 10 tuổi và mẹ 70 tuổi có lương hưu 2,5 tr/th, các khoản lương thưởng phụ cấp của ông A được quy định trong quy chế tài chính cty
– Thu nhập từ TLTC với công ty X đã ký hợp đồng dài hạn với ông A: Tiền lương/tháng, tiền phụ cấp gì đó (là TNCT)/tháng, điện thoại/th (ko tính vào TNCT), tiền ăn 1tr/th (TN ko tính TNCT là 730k, TNCT là 270k), tiền thưởng các loại trong năm 50tr, tiền BHBB/th 1,5tr
– Tiền thù lao do ký hợp đồng tư vấn với cty M là 50tr, cty M đã khấu trừ thuế TNCN của ông A theo quy định (ko đọc rõ 50 tr là tiền ông A nhận hay giá trị hợp đồng nên ko quy đổi ra thu nhập trước thuế)
– Ông A được nhận quà tặng là bất động sản từ bố mẹ đẻ ở tỉnh khác. Diện tích 200 m2, hoàn tất thủ tục trong năm 2016
– Ông A chuyển nhượng BĐS nói trên và hoàn tất thủ tục trong năm 2016, cho giá chuyển nhượng / m2
– HỎI:
+ Ông A uỷ quyền cho cty X quyết toán thuế TNCN năm 2016 có đúng ko? (Phần giải thích cho câu hỏi này xem TT92, hôm đấy trả lời cụt lủn là không được nhưng ko biết giải thích sao)
+ Tính thuế TNCN của ông A trong năm 2016 trong trường hợp ông A tự quyết toán thuế TNCN
3. Làm hết TNCN thì làm GTGT, đây là bài mất nhiều thời gian nhất vì ngoài thời gian tính toán còn phải lên tờ khai bổ sung, tờ khai chính thức, bản giải trình tờ khai (các mẫu tờ khai được cho sẵn trong tập đề thi), thời gian làm bài từ 50-55’,
Vì mất khá nhiều thời gian cho bài này nên hết thời gian định mức thì ko làm nữa, chuyển sang làm TNDN mặc dù lúc đó mới tính xong phần vat đầu ra và đầu vào, may mà khi làm xong TNDN quay lại còn kịp thời gian hoàn thiện nốt GTGT và làm hết 2 tờ khai, tờ giải trình chưa kịp viết gì thì hết thời gian. Đề bài ko khó, nhưng luôn phải cảnh giác vì phải xem các loại hàng hoá thuộc đối tượng nào, phần suy nghĩ cho cái này làm mất khá nhiều thời gian.
Đề bài:
– Cho cty có hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến chè, trong quý có các nghiệp vụ sau:
– Chế biến và bán chè ướp hương cho 2 công ty là … hộp với giá chưa thuế…
– Xuất khẩu … hộp chè với giá FOB…
– Mua hạt điều hình như của nông dân rồi bán lại cho công ty khác
– Nhập khẩu 3 máy sấy hạt điều rồi bán lại 3 máy này (ko để ý mãi mới nhớ đây là trường hợp máy phục vụ trực tiếp nông nghiệp nên ko chịu thuế)
– Bán hạt điều rang muối cho công ty khác ( hôm đấy ngu ngu sao mà oánh cái này 5% vì nghĩ nó cũng chỉ có muối, mặc dù vẫn nhớ bài giảng của thầy sản phẩm là loại có sẵn trong tự nhiên thì 5% còn thực phẩm do con người tạo ra thì phải 10%, nhớ mà vẫn oánh 5%)
– Mua túi để đựng sản phẩm hạt điều rang muối
– Dịch vụ mua ngoài dùng chung
– Mua phần mềm quản lý
– Phần điều chỉnh: + Bỏ sót 1 hoá đơn đầu ra có VAT 3tr
+ Kê khai sai 1 hoá đơn đầu vào làm số thuế GTGT phải nộp giảm đi 1,2 tr
– Yêu cầu: Tính nghĩa vụ thuế kỳ này và lập tờ khai chính thức, tờ khai bổ sung (nếu có)
4. Thuế TNDN, cho cty trong thời gian ưu đãi, bài cho sẵn thuế suất ưu đãi và thời gian ưu đãi, chỉ xác định xem năm hiện tại là đang được ưu đãi kiểu gì. Cty này sx đèn bình thường (ko ưu đãi) và đèn tiết kiệm (ưu đãi), cho doanh thu 2 hoạt động tách riêng, chi phí 2 hoạt động tách riêng, trong chi phí có các mục như sau:
– Chi phí mua bảo hộ lao động là …, ngoài ra có chi mua trang phục là 180tr, số cbnv là 30 người
– Chi phí lãi vay là… trong đó vay cty khác là…, vay cá nhân… với lãi suất là trong đó lãi suất cơ bản NHNN là…
– Còn 1 khoản chi phí ko hợp lý nữa đã được xác định riêng cho từng hoạt động nhưng ko nhớ rõ
– Các khoản chi phí ko tính riêng được nói trên thì bài cho phân bổ theo tỷ lệ doanh thu
– Ngoài các khoản chi trên, các khoản chi khác đủ điều kiện…
– Thu nhập từ bán phế liệu phế phẩm của 2 hoạt động được tách riêng
– Thu nhập từ góp vốn cty trong nước sau khi công ty nhận vốn góp đã đóng thuế TNDN
– Thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài
– Tính số thuế TNDN phải nộp của công ty này
– Chỉ cần ôn tài liệu của Kế toán VAFT gửi là đã ok lắm rồi, bài tập về thuế TNDN ưu đãi có mấy bài trong tài liệu VAFT gửi và với trường hợp ko đọc được hết thông tư thì có gắng đọc tất cả ví dụ trong các thông tư vì mỗi ví dụ, đặc biệt là các câu ví dụ tính toán đều có thể là bài tập
– Với em thì việc đọc và làm trắc nghiệm ko quan trọng lắm vì đọc 1 chỉ nhớ được 1 tình huống, thay vào đó em học qua thông tư, đọc kỹ thông tư và chỉ xem lại những câu trắc nghiệm đã làm sai trong bài thầy phát vì 1 ý trong thông tư có thể có trong rất nhiều câu trắc nghiệm của thầy, chủ yếu trong thời gian ôn em toàn đọc lại thông tư, bài tập của thầy cũng có làm lại nhưng làm toàn sai nên chủ yếu đọc lại, cũng phải sờ lại bài tập 2 lượt , trắc nghiệm mới thì làm, trắc nghiệm cũ chỉ ngó lại những câu nào sai.
– trong phòng thi phải cẩn thận thông tin trong tờ bài làm em điền luôn khi được phát giấy (cả tờ đề và giấy thi) vì tranh thủ vài phút khi mình tỉnh táo còn hơn cuối giờ chả bao giờ đủ thời gian ngó lại mà cuối giờ là lúc ngu nhất nên dễ sai sót nhất. Đọc đề gần như ko bỏ sót chữ nào, kể cả những chữ như đề thi…tổng cục thuế…. và cả hướng dẫn cũng đọc hết luôn.
– Em tự phân bổ thời gian làm bài cho mỗi câu, hết thời gian thì chuyển sang bài khác, nếu cố cùng lắm 5’ mà khả năng bài đấy vẫn ko hết thì chuyển cho nhanh, ví dụ như bài TNCN em hơi quá giờ định mức nhưng lúc đấy gần xong rồi nên cố viết nốt. Còn GTGT còn rất nhiều mà đã hết định mức nên đành ngậm ngùi dừng lại sang TNDN, vì em sợ làm TNDN nhất nên làm sau cùng . may mà TNDN ko khó, làm xong quay lại GTGT còn kịp hoàn thiện. Còn 2’ cuối em dừng lại, ko cố nữa vì cố cũng ko xong nên kiểm tra lại thông tin cá nhân, đã viết số tờ chưa, cả mấy tờ bài làm có đủ chữ ký giám thị chưa, nói chung là kiểm tra lại hết, 2’ cố viết chả để làm gì.
P/s: Chia sẻ của chị Thanh Vy – Học viên khóa đại lý thuế của Kế toán VAFT năm vừa rồi. Chị đã qua môn thuế của kỳ thi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế một cách xuất sắc, năm nay mọi người đi thi có thể tham khảo kinh nghiệm từ chị Thanh Vy nhé.
Để biết thêm những kinh nghiệm quý báu khi đi thi từ đội ngũ giảng viên hàng đầu các khóa học ôn thi Đại lý thuế, người truyền lửa , dẫn dắt cho rất nhiều học viên trong các kỳ thi vừa rồi, các bạn có thể tham gia đăng ký ôn thi tại link sau nhé!