Ai được mua hóa đơn đỏ? Thủ tục mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế? - Đào Tạo Kế Toán

Ai được mua hóa đơn đỏ? Thủ tục mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế? - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Ai được mua hóa đơn đỏ? Thủ tục mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế?

Ai được mua hóa đơn đỏ? Thủ tục mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế?. 

Những đối tượng nào được mua hóa đơn đỏ? Mua hóa đơn đỏ cần lưu ý những gì? Thủ tục ra sao? Bài viết này Kế toán VAFT sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.. 

 

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là tên gọi phổ biến của hóa đơn GTGT (hóa đơn giá trị gia tăng) hay hóa đơn VAT. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn như sau: 

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Chứng từ này do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn đỏ do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

 Ai được mua hóa đơn đỏ? Thủ tục mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế?

2. Đối tượng nào được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nhóm đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan Thuế bao gồm:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện giao dịch với cơ quan Thuế bằng phương tiện điện tử, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và Cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng. Khi doanh nghiệp chuyển đổi sang hóa đơn điện tử thì có thể sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố.

Theo đó, chỉ những đối tượng nêu trên mới đủ điện kiện mua hóa đơn được đặt in của cơ quan Thuế, trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp cố tình mua vé tại “chợ đen” thì khi bị phát hiện, hóa đơn đỏ này sẽ thuộc trường hợp hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt nghiêm minh từ các cơ quan có thẩm quyền.

3. Một số lưu ý khi mua hóa đơn do cơ quan Thuế đặt in

Căn cứ theo điều 24 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan Thuế bán hóa đơn sẽ phải làm đơn đề nghị mua hóa đơn gửi cơ quan thuế kèm theo một số giấy tờ như CCCD, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế… theo quy định của Pháp luật.

Xem và tải Đơn đề nghị mua hóa đơn

Tải về

- Cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo từng tháng. Số lượng hóa đơn cấp bán không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn.

Trong các lần mua tiếp theo, tùy theo tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn mà cơ quan thuế sẽ giải quyết bán hóa đơn cho doanh nghiệp theo ngày (Tổng số lượng không vượt quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng trước đó)

- Hóa đơn điện tử do Cơ quan Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

- Hóa đơn giấy do cơ quan Thuế đặt in đặc bán theo giá đảm bảo bù đắp chi phí thực tế chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.

Xem và tải một số mẫu hóa đơn:

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia

Tải về

Hóa đơn bán tài sản công

Tải về

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù)

Tải về

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)

Tải về

Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử

Tải về

Hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành

Tải về

Hóa đơn bán hàng do Cục Thuế phát hành

Tải về

4. Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là loại hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in dùng để bán cho người nộp thuế thuộc đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại tiểu mục 5 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1464/QĐ-BTC năm 2022 gồm:

- Đơn đề nghị mua hóa đơn;

Xem và tải Đơn đề nghị mua hóa đơn

Tải về

- Bản cam kết theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (đối với mua hóa đơn lần đầu);

Xem và tải Bản cam kết

Tải về

- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

5. Trình tự đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in 

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1464/QĐ-BTC năm 2022, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau:

Bước 1:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục thuế quản lý; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, do Chi cục thuế quản lý (Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh sau đây được gọi chung là người nộp thuế) thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ) gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ sau:

- Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, người được ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Người nộp thuế mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến mua hóa đơn, người nộp thuế mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế bán hoá đơn cho người nộp thuế theo tháng:

- Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo;

- Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho người nộp thuế trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó;

- Người nộp thuế thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Bước 3: Thông báo công khai:

- Hóa đơn do Cục Thuế/Chi cục Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trước khi bán lần đầu Cục Thuế/Chi cục Thuế phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đính kèm hóa đơn Mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;

- Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: Tên Cục Thuế phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị;

- Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn;

- Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn;

- Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành hoặc mẫu hóa đơn Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trên đây là một số thông tin về hóa đơn đỏ và hướng dẫn thủ tục cùng một số lưu ý khi mua hóa đơn, mong sẽ giúp ích cho người đọc.

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.