Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá (Thông tư 200/2014/TT-BTC).Nguyên tắc kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản. Phương pháp hạch toán kế toán
TÀI KHOẢN 357 - QUỸ BÌNH ỔN GIÁ (Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Nguyên tắc kế toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản
Phương pháp hạch toán kế toán
1. Nguyên tắc kế toán
Tham khảo: Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình, ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.
b) Doanh nghiệp phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ sử dụng tài khoản này nếu pháp luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
c) Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào giá vốn hàng bán, khi sử dụng Quỹ cho mục đích bình ổn giá, doanh nghiệp được ghi giảm giá vốn hàng bán.
▲
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá
Bên Nợ:
- Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.
Bên Có:
- Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Có:
- Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.
Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá không có tài khoản cấp 2.
▲
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
- Khi trích lập Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 357 - Quỹ bình ổn giá.
- Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 357 - Quỹ bình ổn giá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
▲