Bước 2: Chọn kỳ đã kê khai sai
Tờ khai đó bị sai ở kỳ nào thì chọn đúng kỳ bị sai đó
=> Làm sai tờ khai thuế GTGT của kỳ quý 1/2024 => Khi làm điều chỉnh bổ sung sẽ chọn quý 1/2024
Bước 3: Chọn trạng thái tờ khai bổ sung, Chọn số lần khai bổ sung, kiểm tra lại ngày lập KHBS (khai bổ sung)
+ Chọn trạng thái tờ khai: Kể từ thời điểm Doanh nghiệp đã nhận được Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế đối với Tờ khai thuế “Lần đầu” mà muốn nộp lại tờ khai của kỳ tính thuế đó thì phải chọn trạng thái tờ khai là Tờ khai bổ sung
(Không phân biệt trong hay ngoài thời hạn nộp tờ khai)
+ Chọn số lần khai bổ sung: Khai bổ sung lần thứ mấy thì chọn số lần như vậy
Lần đầu tiên làm tờ khai bổ sung cho kỳ bị sai sót thì là lần 1 => Cứ thế tăng lên cho các lần sau nếu tiếp tục phát hiện ra sai sót, tiếp tục làm tờ khai bổ sung
Trong tình huống, công ty VAFT đang thực hiện làm tờ khai điều chỉnh bổ sung lần thứ nhất cho tờ khai thuế GTGT của kỳ quý 1/2024 nên sẽ để là “Lần 1”
+ Kiểm tra lại ngày lập KHBS (khai bổ sung): Phần mềm mặc định lấy theo ngày trên máy tính (Nhưng vẫn cho phép sửa). Lưu ý: Ngày lập tờ khai bổ sung phải <= Hạn nộp tờ khai chính thức + 10 năm. Ngày bổ sung không được lớn hơn ngày hiện tại (tức là không được nhập ngày lập KHBS lớn hơn ngày trên máy tính của bạn)
Lưu ý đối với phần phụ lục: Nếu ở tờ khai lần đầu hoặc lần bổ sung N-1 mà đã kê khai phụ lục nào thì ở Tờ khai bổ sung/ Tờ khai bổ sung lần N, Phần mềm sẽ mặc định tích chọn phụ lục đó và cho phép NNT đính kèm thêm cả các phụ lục khác chưa được kê khai.
Bước 4: Bấm “Đồng ý” để vào tờ khai điều chỉnh
Sau khi đã lựa chọn xong các thông tin tại bảng “Chọn kỳ tính thuế” thì các bạn bấm vào “Đồng ý” để vào tờ khai điều chỉnh
Bước 5: Điều chỉnh tờ khai
Bước 6: Nhập mã giao dịch điện tử Tại tab “01-KHBS”:
Thực hiện tại tab TỜ KHAI BỔ SUNG (01-KHBS)
Tại Chỉ tiêu [02]: Mã giao dịch điện tử của tờ khai lần đầu có sai, sót cần bổ sung, điều chỉnh.
Tiến hành nhập mã giao dịch điện tử trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế theo mẫu 01-2/TB-TĐT của hồ sơ khai thuế lần đầu. Để có mã giao dịch điện tử này thì các bạn thực hiện tra cứu như sau:
+ Cách 1: Tra cứu trên hệ thống thuedientu.gdt.gov.vn
+ Cách 2: Kiểm tra tại thông báo tiếp nhận hoặc xác nhận hồ sơ thuế điện tử đã được gửi vào Mail cho doanh nghiệp
Lưu ý: Hiện nay thì nếu bạn không nhập mã giao dịch điện tử lên tờ khai bổ sung 01/KHBS thì khi bạn bấm “Ghi” phần mềm sẽ cảnh báo (và đưa ra thông tin là "Bắt buộc nhập")
Nhưng nếu bạn không nhập thông tin về giao dịch điện tử lên tờ khai bổ sung 01/KHBS thì bạn vẫn kết xuất được tờ khai vẫn nộp được hồ sai khai bổ sung qua mạng
- Bước 7: Bấm “Tổng hợp KHBS”
Để phần mềm tổng hợp số liệu lên tờ khai bổ sung (01/KHBS) và bản giải trình khai bổ sung (01-1/KHBS)
Sau khi bấm "Tổng hợp KHBS" thì phần mềm sẽ hiện thị ra thông báo "Tổng hợp dữ liệu lên KHBS thành công" thì các bạn bấm vào "Đóng"
- Bước 8: Xác định kết quả của việc kê khai điều chỉnh bổ sung
Xác định tại tờ khai bổ sung (01/KHBS):
Xác định tại: Phần A. Xác định tăng/giảm số thuế phải nộp và tiền chậm nộp, tăng/giảm số thuế được khấu trừ, tăng/giảm số thuế đề nghị hoàn:
I. Xác định tăng/giảm số thuế phải nộp và tiền chậm nộp:
Số thuế phải nộp trên tờ khai điều chỉnh tăng/giảm: tại dòng tổng cộng, Mã chỉ tiêu số [10] Tăng/giảm số thuế phải nộp
Trường hợp 1: Mã chỉ tiêu số [10] > 0 => Kết quả: Tăng số tiền thuế GTGT còn phải nộp
Trường hợp 2: Mã chỉ tiêu số [10] < 0 => Kết quả: giảm số thuế GTGT phải nộp
II. Số thuế được khấu trừ điều chỉnh tăng/giảm: tại dòng tổng cộng, Mã chỉ tiêu số [12] Tăng/giảm số thuế khấu trừ
Trường hợp 3: Mã chỉ tiêu số [12] > 0 => Kết quả: Tăng số tiền thuế GTGT được khấu trừ
Trường hợp 4: Mã chỉ tiêu số [12] < 0 => Kết quả: Giảm số tiền thuế GTGT được khấu trừ
Các xử lý kết quả trong từng trường hợp như sau:
Xác định kết quả:
+ Hiển thị ra 0 tức là không liên quan
+ Phát sinh số tiền với giá trị dương -> Tức là tăng
+ Phát sinh số tiền có dấu ngoặc đơn là giá trị âm -> Tức là giảm
Lưu ý: Kết quả có thể xuất hiện tại 1 hoặc nhiều trường hợp nêu trên (Xuất hiện kết quả tại đâu thì các bạn xử lý kết quả tại đó)
* Trường hợp 1: Mã chỉ tiêu số [10] > 0 => Kết quả: Tăng số tiền thuế GTGT còn phải nộp
=> Phải mang số tiền phát sinh dương tại chỉ tiêu 10 đi nộp, cùng với số tiền phạt chậm nộp tại mục 3, phần I (nếu có) (phần mềm tự động tính, cho phép sửa -> Cần phải kiểm tra và xác định lại (nếu phần mềm tính không đúng))
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 1, điều 55 của Luật quản lý thuế thì:
“Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.”
Nên:
+ Nếu làm tờ khai điều chỉnh bổ sung trong thời hạn nộp tiền thuế của kỳ tính thuế có hồ sơ sai sót đó thì dù có phát sinh chỉ tiêu số [10] > 0 tức là tăng số thuế phải nộp thì sẽ không bị phạt chậm nộp (dòng “b) Số tiền chậm nộp” trong mục 3 sẽ vẫn bằng 0)
+ Nếu làm tờ khai điều chỉnh bổ sung ngoài thời hạn nộp tiền của kỳ tính thuế có hồ sơ sai sót đó thì sẽ có phát sinh chỉ tiêu số [10] > 0 tức là tăng số thuế phải nộp thì đây là số phạt chậm nộp phải nộp về NSNN cũng với số tiền phải nộp thêm tại chỉ tiêu số 10 (dòng “b) Số tiền chậm nộp” trong mục 3 sẽ vẫn xuất hiện số tiền chậm nộp) (Tình huống số 1 của công ty VAFT Thuộc vào trường hợp này)
Trường hợp 2: Mã chỉ tiêu số [10] < 0 => Kết quả: giảm số thuế GTGT phải nộp
Trường hợp 2.1: Chưa nộp số tiền thuế ở tờ khai sai sót đang điều chỉnh: thì thực hiện bù trừ và nộp theo số đã điều chỉnh
Ví dụ:
Ngày 5/10/2024: Làm tờ khai thuế GTGT lần đầu cho kỳ quý 3/2024 ra chỉ tiêu 40 = 10.000.000 => Đã nộp hồ sơ kê khai thuế quý 3/2024 qua mạng và đã nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế => Nhưng chưa nộp tiền thuế 10.000.000 phát sinh tại chỉ tiêu 40 đó về NSNN.
=> Đến ngày 8/10/2024: Phát hiện ra tờ khai quý 3/2024 bị sai => Làm tờ khai điều chỉnh bổ sung lần 1 => Ra số tiền tại mã chỉ tiêu số 10 trên tờ khai bổ sung 01/KHBS là âm 2.000.000 (Tức là giảm số tiền thuế phải nộp 2.000.000đ)
=> Sau khi nộp tờ khai điều chỉnh bổ sung lần 1: thì số tiền thuế còn phải nộp là: 10.000.000 (tờ khai lần đầu) – 2.000.000 (tờ khai bổ sung lần 1) = 8.0000.000 (đây chính là số tiền sẽ nộp về cơ quan thuế)
Trường hợp 2.2: Đã nộp số tiền thuế ở tờ khai sai sót đang điều chỉnh: thì Doanh nghiệp tự theo dõi số tiền phát sinh âm tại chỉ tiêu 10 này và bù trừ vào các kỳ sau, khi phát sinh tiền thuế phải nộp (Trường hợp này được xác định là đã nộp thừa tiền thuế)
Ví dụ:
Qúy 1/2024: Ngày 25/04/2024, công ty A thực hiện làm và nộp tờ khai thuế GTGT lần đầu của Q1/2024
Có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 40 – thuế GTGT phải nộp = 5.000.000 => Đã nộp về NSNN
Ngày 6/05/2024, Công ty A phát hiện tờ khai thuế GTGT của quý 1/2024 có sai sót và thực hiện làm điều chỉnh bổ sung lần 1 tờ khai thuế GTGT của Q1/2024:
Trên tờ khai bổ sung (01/KHBS) Ra kết quả tại chỉ tiêu 10 = (1.000.000) (giảm số thuế GTGT phải nộp 1.000.000đ)
=> Sau khi điều chỉnh tờ khai xong => Nộp tờ khai điều chỉnh bổ sung lần 1 về về cơ quan thuế rồi thì đây chính là số tiền thuế GTGT công ty A đã nộp thừa => Công ty A sẽ tự theo dõi và bù trừ vào các kỳ sau
Ngày 10/07/2024: Công ty A thực hiện làm và nộp tờ khai thuế GTGT của Q2/2024
Có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu 40 – thuế GTGT phải nộp = 3.000.000
Tiến hành bù từ: 1.000.000 phát sinh âm tại chỉ tiêu số 10 trên tờ khai điều chỉnh bổ sung 01/KHBS của quý 1/2024 với số tiền thuế GTGT phải nộp của quý 2/2024 là 3.000.000đ => Sau khi bù trừ thì số tiền còn phải nộp về NSNN là 2.000.000đ
Trường hợp 3: Mã chỉ tiêu số [12] > 0 => Kết quả: Tăng số tiền thuế GTGT được khấu trừ
=> Cho số tiền phát sinh dương tại chỉ tiêu 12 trên tờ khai bổ sung “01/KHBS” này vào chỉ tiêu 38 – Điều chỉnh tăng trên tờ khai 01/GTGT của kỳ kê khai thuế GTGT hiện tại (kỳ làm bổ sung điều chỉnh)
Ví dụ: Ngày 20/08/2024 (Quý 3/2024) thực hiện điều chỉnh bổ sung tờ khai quý 2/2024 (Đây là kỳ làm tờ khai điều chỉnh bổ sung )
Trên tờ khai bổ sung 01/KHBS ra chỉ tiêu 12 = 5.000.000 (Tăng số thuế GTGT được khấu trừ)
=> Cho số tiền 5.000.000 này vào chỉ tiêu 38 của Qúy 3/2024 (đây là kỳ hiện tại, kỳ (quý) thực hiện làm tờ khai điều chỉnh bổ sung)
Trường hợp 4: Mã chỉ tiêu số [12] < 0 => Kết quả: Giảm số tiền thuế GTGT được khấu trừ
=> Cho số tiền phát sinh âm tại chỉ tiêu 12 trên tờ khai bổ sung “01/KHBS” này vào chỉ tiêu 37 – Điều chỉnh giảm trên tờ khai 01/GTGT của kỳ kê khai thuế GTGT hiện tại
- Bước 9: Ghi lý do điều chỉnh
Thực hiện tại phụ lục 01-1/KHBS bản giải trình khai bổ sung
- Bước 10: ấn “Ghi” để kiểm tra thông tin
- Bước 11: Kết xuất XML và gửi tờ khai bổ sung qua mạng
- Bước 12: Nộp số tiền thuế tăng thêm sau khi điều chỉnh và tiền phạt chậm nộp (Nếu có)