Trước tiên các bạn cần biết quy định về công cụ dụng cụ (CCDC), điều kiện ghi nhận là CCDC, các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ, cách tính phân bổ công cụ dụng ...
Sau khi đã nắm được các quy định trên, các bạn xem mình thuộc trường hợp nào dưới đây rồi hạch toán nha!
Cụ thể có các trường hợp như sau nha:
- Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ dùng cho 1 kỳ (Mua về dùng ngay không qua nhập kho hoặc Mua về nhập kho rồi xuất ra sử dụng)
- Công cụ dụng cụ có giá trị lớn dùng cho nhiều kỳ (Mua về dùng ngay không qua nhập kho hoặc Mua về nhập kho rồi xuất ra sử dụng).
a. Trường hợp 1 mua CCDC về dùng ngay không qua nhập kho:
- Trường hợp này thì các bạn không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán luôn vào chi phí trong kỳ đó (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
- Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
b. Trường hợp 2 mua CCDC về nhập kho -> rồi xuất ra sử dụng:
- Trường hợp này thì các bạn phải hạch toán vào TK 153 -> Khi nào xuất ra sử dụng thì hạch toán vào chi phí trong kỳ đó (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó)
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
- Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
- Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
- Trường hợp này thì các bạn phải Tính phân bổ công cụ dụng cụ đó -> Sau đó hạch toán phân bổ chi phí đó vào từng tháng cho bộ phận sử dụng, cụ thể các trường hợp như sau:
a. Trường hợp 1 mua CCDC về dùng ngay không qua nhập kho:
- Trường hợp này thì các bạn không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán vào TK 242 -> Rồi tính phân bổ vào hàng tháng (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
- Khi mua CCDC về:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Hàng tháng phân bổ công cụ dụng cụ vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
- Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
- Khi mua CCDC về:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
b. Trường hợp 2 mua CCDC về nhập kho -> rồi xuất ra sử dụng:
- Trường hợp này thì các bạn sẽ hạch toán vào TK 153 -> Khi nào xuất ra sử dụng sẽ hạch toán vào TK 242 -> Rồi tính phân bổ vào hàng tháng (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
- Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
- Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
- Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331.
- Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
- Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
Lưu ý: Ngày đưa CCDC vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC.
Ví dụ:
- Ngày 02/10 Công tyA mua 1 bộ bàn ghế (CCDC) trị giá 10.000.000 chưa thuế VAT, thuế GTGT là 10%. Là 1.000.000. (Thanh toán chuyển khoản)
- Chi phí vận chuyển là 200.000 và Công ty vận chuyển kê khai thuế theo pp trực tiếp nên xuất hóa đơn bán hàng. (Thanh toán bằng tiền mặt)
- Máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng (bộ phận quản lý) và sử dụng ngay.
Cách hạch toán công cụ dụng cụ trên như sau:
- Do đây là CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ nên sẽ phải phân bổ, cụ thể như sau:
Bước 1: Hạch toán công cụ dụng khi mua về:
- Trường hợp này mua về sử dụng ngay nên sẽ không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán vào 242, cụ thể như sau:
- Ngày 02/10 khi mua về hạch toán:
Nợ TK 242: 10.000.000
Nợ TK 1331: 1.000.000
Có TK 112: 11.000.000
Nợ TK 242: 200.000
Có TK 111: 200.000
Bước 2: Xác định thời gian phân bổ CCDC và mức phân bổ hàng tháng:
+) Công ty xác định là sẽ phân bổ cho 12 tháng.
+) Xác định mức phân bổ hàng tháng:
- Giá trị CCDC là: 10.000.000 + 200.000 = 10.200.000
- Mức phân bổ tháng = Giá trị CCDC / số tháng phân bổ
= 10.200.000/ 12 = 850.000
+) Xác định mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên: (vì mua về sử dụng ngay)
Vì ngày sử dụng là ngày 2/10 nên các bạn thể làm tròn tháng (tức là mức phân bổ tháng 10 sẽ là mức phân bổ hàng tháng mà chúng ta vừa tính được bên trên)
-> Chi tiết về việc xác định mức phân bổ tháng đầu tiên các bạn có thể bấm vào đường link “Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ” trên đầu bài viết để xem thêm chi tiết nha!
-> Mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên = 850.000.
Bước 3: Hạch toán phân bổ công cụ dụng cuối mỗi tháng:
- Cuối mỗi tháng các bạn sẽ dựa vào Bảng tính phân bổ CCDC để hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ vào bộ phận sử dụng, cụ thể như sau:
Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ cuối tháng 10 như sau:
Nợ TK 642: 850.000. (Vì dùng cho bộ phận quản lý)
Có TK 242: 850.000.
- Từ tháng 11 trở đi thì Cuối tháng các bạn cũng hạch toán như trên tháng 10 nha và Hạch toán phân bổ trong vòng 12 tháng nha!