Các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn .Quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: Mức phạt không xuất hóa đơn, lập hóa đơn sai thời điểm, chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, mức phạt sủ dụng hóa đơn bất hợp pháp, mức phạt mất hóa đơn ... - Đào Tạo Kế Toán

Các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn .Quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: Mức phạt không xuất hóa đơn, lập hóa đơn sai thời điểm, chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, mức phạt sủ dụng hóa đơn bất hợp pháp, mức phạt mất hóa đơn ... - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn .Quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: Mức phạt không xuất hóa đơn, lập hóa đơn sai thời điểm, chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, mức phạt sủ dụng hóa đơn bất hợp pháp, mức phạt mất hóa đơn ...

Các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. 

Trong bài viết này Kế toán VAFT chia sẻ về Quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: Mức phạt không xuất hóa đơn, lập hóa đơn sai thời điểm, chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, mức phạt sủ dụng hóa đơn bất hợp pháp, mức phạt mất hóa đơn .... 

 

1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định cụ thể như sau:
 
a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
    +) Trường hợp 
cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
+) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.

 
b. Hình thức xử phạt chính:

Phạt Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
 
Phạt tiền
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
 
c. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

- Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
- Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể như sau:
    +) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục hóa đơn là 
mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
    +) Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được 
giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
    +) Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính 
tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Xem thêmTình tiết giảm nhẹ tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính

 

 2. Các mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn                                                                                                                                                                                                                             

Mức phạt Hành vi vi phạm
Phạt cảnh cáo
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - 
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
            - Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng 
khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
            - 
Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
           
            - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định 
từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
           
            - 
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
           
            - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, 
đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
           
            - Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

             
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên 
quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
           
            - Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp 
quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới;                        
            - Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
           
            Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
           
            - 
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
             
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định 
từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
           
            - 
Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.
                +) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
                       
 
           
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Lập thông báo phát hành hóa đơn 
không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng;
           
            - Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
                       
            - Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
           
            - Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp
 quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
           
            - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế 
quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.                        
            - Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
            - Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;
            - Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

             
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
            Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại Mức phạt cảnh cáo (nêu trên).
           
            - 
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
                +) Trường hợp
 người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
                 +) Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt. Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn
.

             
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - 
Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;                        
            Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
           
            - Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn 
trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;                        
            Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;
           
            - 
Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
           
            - Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ 
trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
           
            - Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
           
            - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định
 từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
           
            - 
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
           
            - 
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
                +) Trường hợp 
người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
                 +) Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt. Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
                       
            - Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;
            - Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;
            - Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;
            - Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;
            - Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
            - Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.

           
             
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế 
quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
           
            - Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
            Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
            Đối với một trong các hành vi sau đây:
           
            - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế 
quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
           
            - 
Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng
            Không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.
                +) Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này 
không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định này hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định này.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
            Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định.
           
            - Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế 
quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
             
            - Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
            - Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp phápsử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.                        


Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

- Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính. -> Thì Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.


Chú ý: Trước ngày 5/12/2020 thì các mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được áp dụng theo Điều 10, 11, 12 , 13 Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, cụ thể như sau:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

MỨC PHẠT HÀNH VI VI PHẠM
Phạt cảnh cáo
            - Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chínhnếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
           
            - Trường hợp tổ chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định nhưng 
tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định thì không bị xử phạt.

                       
           
            - Đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, như: Chậm nộp Báo cáo sử dụng hóa đơntrừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
             
Phạt từ 200.000 
            đến 1.000.000

            - Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.                        
           
            - Đối với hành vi Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế như: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn(trừ thông báo phát hành hóa đơn).
           
                     Trường hợp tổ chức, cá nhân 
tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.
             
Phạt từ 500.000
            đến 1.500.000

            Đối với một trong các hành vi:
           
            a) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp 
chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

           
 
            b) Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi thông báo phát hành).
           
 
           
Phạt từ 2.000.000
            đến 4.000.000

            Đối với một trong các hành vi:
             
            a) Lập Thông báo phát hành hóa đơn 
không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hoá đơn giao cho khách hàng.
           
            - Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung tiền phạt là 
2.000.000 đồng.
             
            b) 
Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.
                Việc niêm yết Thông báo phát hành hoá đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
           
            - Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung tiền phạt là 
2.000.000 đồng.
           
            c) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
           
           
            - Đối với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.
                - Việc hủy hóa đơn của tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

           
           
            - Nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, như: Chậm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơntrừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
           
           
            - Không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

             
Phạt từ 4.000.000
            đến 8.000.000

            - Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định. 
           
                - Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ
                - Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt là
 4.000.000đ.
           
            Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2019 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2019 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. 
            -> Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C 
đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2019 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).
           


           
            Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
           
                Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.
           
            Ví dụ: Công ty X có nhiều cơ sở bán hàng. Công ty X phân chia các quyển hóa đơn đặt in cho các cơ sở bán hàng. Cửa hàng Y thuộc Công ty X được nhận 2 quyển hóa đơn (quyển thứ 1 từ số 501 đến số 550 và quyển thứ 2 từ số 551 đến số 600). Nhân viên bán hàng của cửa hàng Y đã sử dụng quyển thứ 2 trước (hóa đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn). Sau khi sử dụng một số hóa đơn mới phát hiện ra, cửa hàng Y tiếp tục sử dụng quyển hóa đơn thứ 2 cho đến hết và hủy (không dùng) quyển thứ nhất.

           


           
            Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
           
            - Phạt cảnh cáo nếu ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng tổ chức, cá nhân 
đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày ghi trên hóa đơn.
             
            Ví dụ: Nhà thầu A mua hóa đơn do Cục thuế B đặt in vào ngày 01/4/2019 nhưng khi lập hóa đơn để giao cho khách hàng Nhà thầu A lại ghi ngày trên hóa đơn là ngày 28/3/2019. Nhà thầu A đã kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn đã lập nêu trên vào kỳ khai thuế tháng 3/2019 thì nhà thầu A bị xử phạt cảnh cáo.

           
            Lập hóa đơn nhưng không giao cho người muatrừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;
           
           
            - Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

           
           
            - Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
           
                - Phạt cảnh cáo nếu việc lập sai loại hóa đơn theo quy định và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và 
lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
           
           
            Mức phạt mất hóa đơn đầu ra:
           
            - Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn 
đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng - Liên 2nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ;
                - Trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
             
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng - Liên 2), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt;
                - Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
           
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng (
tức là làm mất Liên 1, liên 3 ...)  trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
                (Phạt từ 
5.000.000 - 10.000.000đ theo khoản b khoản 2 điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP)
           
            - Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế 
chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
           
            - Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và 
đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
             
            - Trường hợp trong 
cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.
           
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba
, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.
           
           
            Mức phạt mất hóa đơn đầu vào:
           
            - Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng - Liên 2để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách;
                - Trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
           
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (
liên giao cho khách hàng - Liên 2), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt;
                - Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
           
            - Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và 
báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
           
            - Trường hợp trong
 cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.
           
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến 
bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua theo quy định tại khoản này.
           
            - Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) 
trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

           


           
            - Đối với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế như: Không nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn.
                -> Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
             

           
Phạt tiền 6.000.000
            - Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
           
                 - Nếu bên bán đã chấp hành Quyết định xử phạt trên -> Thì người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí.
           
               - Trường hợp tổ chức, cá nhân chứng minh đã gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được do thất lạc thì tổ chức, cá nhân không bị xử phạt.
             
Phạt từ 6.000.000
            đến 8.000.000

            - Nếu việc mất, cháy, hỏng, hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
             
Phạt từ 6.000.000 
            đến 18.000.000

            - Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế.
           
                - Người bán phải cam kết kê khai, nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.

           
                 - Nếu bên bán đã chấp hành Quyết định xử phạt trên -> Thì người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí.
           
           
            - Nếu việc mất, cháy, hỏng, hóa đơn trước khi thông báo phát hành khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn
             
Phạt từ 10.000.000 
            đến 20.000.000

            - Đối với hành vi Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 trở lên.
             
Phạt từ 20.000.000
            đến 50.000.000

            - Đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
           
           
            - Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc không được kê khai, nộp thuế.
             

 
Chú ý: Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế.

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.