Công việc đầu năm của kế toán phải làm. Đầu năm kế toán cần làm những gì? Các công việc kế toán cần làm đầu năm? Các bút toán kết chuyển đầu năm trước khi làm sổ sách? Bài viết này Kế toán VAFT xin hướng dẫn chi tiết các công việc đầu năm của kế toán phải làm. - Đào Tạo Kế Toán

Công việc đầu năm của kế toán phải làm. Đầu năm kế toán cần làm những gì? Các công việc kế toán cần làm đầu năm? Các bút toán kết chuyển đầu năm trước khi làm sổ sách? Bài viết này Kế toán VAFT xin hướng dẫn chi tiết các công việc đầu năm của kế toán phải làm. - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Công việc đầu năm của kế toán phải làm. Đầu năm kế toán cần làm những gì? Các công việc kế toán cần làm đầu năm? Các bút toán kết chuyển đầu năm trước khi làm sổ sách? Bài viết này Kế toán VAFT xin hướng dẫn chi tiết các công việc đầu năm của kế toán phải làm.

Công việc đầu năm của kế toán phải làm. 

Đầu năm kế toán cần làm những gì? Các công việc kế toán cần làm đầu năm? Các bút toán kết chuyển đầu năm trước khi làm sổ sách? Bài viết này Kế toán VAFT xin hướng dẫn chi tiết các công việc đầu năm của kế toán phải làm.. 

 

I. Kết chuyển Lãi, Lỗ năm trước sang đầu năm hiện tại

- Công việc đầu năm (đầu tiên) các bạn cần làm là Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, cụ thể là các bạn xem số dư TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay (trên Bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước), để hạch toán cụ thể như sau:
 
1. 
Nếu TK 4212 có số dư bên Có (Lãi), hạch toán kết chuyển đầu năm như sau:

 Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay
           Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
 
2. 
Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ (Lỗ), hạch toán:

 Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

           Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay  

II. Nộp tiền và hạch toán chi phí Lệ phí môn bài đầu năm

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định: 
- Thời hạn nộp Tiền lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm 


a.1) Khai lệ phí môn bài 
một lần
 khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
     a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
    a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.


Như vậy:
- DN chỉ cần Nộp Tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới ra hoạt động kinh doanh.
- Các năm sau Chỉ cần
 nộp Tiền lệ phí môn bài, không phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài. Trường hợp có thay đổi vốn điều lệ cũng không cần phải nộp.
- Chỉ khi mở thêm Chi nhánh thì mới nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh đó nha.

 
1. Hạch toán chi phí Lệ phí môn bài phải nộp trong năm:

Nợ TK 6425 – (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 6422 – (Nếu theo Thông tư 133)
          Có TK 3338 – Các loại thuế khác


Chú ý:
- Nếu DN đã và đang hoạt động các bạn có thể xem lại Báo cáo tài chính năm trước xem kế toán trước áp dụng chế độ kế toán nào để hạch toán theo chế độ kế toán đó.
- Nếu DN mới thành lập trong năm -> Bạn phải xác định được quy mô của DN để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp nha. Chi tiết xem tại đây nha
Cách xác doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Khi nộp tiền thuế Môn bài (dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách):

Nợ TK 3338
          Có TK 1111 (Nếu nộp bằng tiền mặt)
          Có TK 1121 (Nếu nộp bằng chuyển khoản)
  

III. Chuyển số dư năm trước sang đầu năm (Khi mở sổ sách)

- Chuyển số dư đầu kỳ vào “Bảng cân đối phát sinh” cụ thể các bạn nhập vào số dư đầu kỳ các tài khoản: 152, 156, 142, 242 …
- Chi tiết nha, như: Chi tiết từng mã hàng, bảng khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp nhập xuất tồn …

IV. Các tờ khai, báo cáo thuế cần nộp đầu năm

1. Thuế GTGT, TNCN:
- Nếu DN bạn kê khai theo tháng thì hạn nộp tờ khai là 20 hàng tháng (20/1, 20/2…)
- Nếu DN bạn kê khai theo quý thì hạn nộp tờ khai là: Qúy 4: 30/1, Qúy 1: 30/4, Qúy 2: 30/7 và Qúy 3: 30/10.

 
2. Thuế TNDN:
- Thực hiện tạm nộp Tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có) - (Không phải nộp Tờ khai tạm tính quý) chậm nhất là Qúy 4: 30/1, Qúy 1: 30/4, Qúy 2: 30/7 và Qúy 3: 30/10.
 

3. Hóa đơn:
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý chậm nhất: Qúy 4: 30/1, Qúy 1: 30/4, Qúy 2: 30/7 và Qúy 3: 30/10
- Nếu DN nộp báo cáo hóa đơn theo tháng thì chậm nhất là ngày 20 hàng tháng.


4. Báo cáo tài chính, Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, TNCN:
- Tờ Khai quyết toán thuế TNCN, TNDN và Báo cáo tài chính năm : Chậm nhất là 30/03 (90 ngày)
 

Riêng Báo cáo tài chính ngoài việc nộp cho cơ quan thuế các bạn còn phải nộp cho các cơ quan sau: Cơ quan thống kê và Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 
Chú ý: Thời hạn nộp các loại tờ khai trên cũng là thời hạn nộp Tiền thuế (nếu có phát sinh Tiền thuế phải nộp nha).

V. Các cơ quan chức năng khác

- Ngoài việc các bạn phải làm và nộp các loại Tờ khai, báo cáo trên cho Cơ quan thuế -> Thì các bạn còn phải làm việc với các cơ quan khác như: Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Phòng lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động ...

=> Cụ thể như:
- Gửi Thang bảng lương .

- Điều chỉnh tăng mức lương tham gia BHXH (Nếu đang tham gia với mức lương thấp hơp Mức lương tối thiều vùng ).

- Điều chỉnh mức tiền lương trích Kinh phí Công đoàn (Theo mức lương tham gia BHXH ).
 

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.