Thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với Doanh nghiệp phần mềm. Phần mềm có chịu thuế không? Thuế suất thuế GTGT của phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Ưu đãi thuế TNDN đối với Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm như nào? Kê toán VAFT xin giải đáp những vướng mắc trên: - Đào Tạo Kế Toán

Thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với Doanh nghiệp phần mềm. Phần mềm có chịu thuế không? Thuế suất thuế GTGT của phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Ưu đãi thuế TNDN đối với Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm như nào? Kê toán VAFT xin giải đáp những vướng mắc trên: - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với Doanh nghiệp phần mềm. Phần mềm có chịu thuế không? Thuế suất thuế GTGT của phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Ưu đãi thuế TNDN đối với Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm như nào? Kê toán VAFT xin giải đáp những vướng mắc trên:

Thuế suất thuế GTGT, TNDN đối với Doanh nghiệp phần mềm . 

Phần mềm có chịu thuế không? Thuế suất thuế GTGT của phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Ưu đãi thuế TNDN đối với Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm như nào? Kê toán VAFT xin giải đáp những vướng mắc trên

 

I. Thuế suất thuế GTGT của phần mềm: 

a. Đối với DN kê khai theo pp khấu trừ: 

Theo Điểm 21, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: Đối tượng không chịu thuế GTGT: 

"21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

    Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”. 

b. Đối với DN kê khai theo pp trực tiếp: 

Theo khoản 2 điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
 

"Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

 Ví dụ 57: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp."

KẾT LUẬN:

- Nguyên tắc của thuế GTGT là áp dụng thuế suất trong tất cả các khâu (trừ 1 số quy định cụ thể đích danh tại khâu đầu tiên không chịu thuế, các khâu sau chịu thuế suất 5% như nông sản chưa qua chế biến).

- Phần mềm máy tính không có quy định nào khác khoản 21, điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTCdo đó không phân biệt DN sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế GTGT.

 

Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại Công văn 3111/TCT-CS ngày 18/08/2010 của Tổng cục thuế:

“Căn cứ hướng dẫn trên, phần mềm máy tính (không phân biệt phần mềm gia công, phần mềm do công ty tự sản xuất hay mua để bán), kể cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

 

c. Cách viết hóa đơn phần mềm không chịu thuế:
- Các bạn gạch chéo ( / ) dòng: Thuế suất và tiền thuế nha  (Những hàng hóa thuộc đối tượng thuế suất 0% thì các bạn phải viết số 0 vào nha)

 

Cụ thể: Theo điểm 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

"Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ." 

Xem thêmCách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT

 

II. Thuế suất thuế TNDN của phần mềm:

Theo điều 11 và 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) quy định:

"1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao;
- Uơm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
- Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

 - Sản xuất sản phẩm phần mềm;
 - Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm;
- Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải;
- Phát triển công nghệ sinh học."

1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
 
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96)


“4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.

Ví dụ 20: Năm 2018, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2018 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2018.
    - Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2018, đến năm 2020 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2021.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Như vậy:


a) Nếu là DN sản xuất phần mềm:

 - Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 

Tức là:

- Những DN sản xuất phần mềm kể từ khi thành lập áp dụng thuế suất như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Sẽ được miễn thuế TNDN.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% -> Như vậy chỉ phải nộp 5% thuế TNDN.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất là 10%.

+ Từ năm 16 trờ điNộp thuế TNDN như DN bình thường.

 

b) Nếu là DN mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.
 

                                   
Chi tiết về sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định, các bạn có thể xem chi tiết tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/04/2013 của Bộ thông tin và truyền thông.

c) Một số ví dụ các bạn tham khảo:
Ví dụ 17: Trong kỳ tính thuế năm 2018, DN A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
 
Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
 
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.

=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% (2 tỷ đồng x 20%).


Ví dụ 18: Trong kỳ tính thuế năm 2018, DN B có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2017, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2018, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:

Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2018: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2017 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2018: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:
2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng


Ví dụ 19: Trong kỳ tính thuế năm 2018, DN C có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.

Kỳ tính thuế năm 2017, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
 
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2018: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
- Chuyển lỗ của năm 2017 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2018: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ

Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 20% = 200 triệu đồng.

d) Phân bổ doanh thu, chi phí ưu đãi thuế TNDN:
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
 
"2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện 
nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
 
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp 
không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng:

(=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

 
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ 
không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp."

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.