Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm - không xuất hóa đơn. Mức phạt lập hoá đơn không đúng thời điểm - Chậm xuất hóa đơn đầu ra; Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ… phạt bao nhiêu? Kế toán VAFT xin chia sẻ quy định về các mức phạt trên. - Đào Tạo Kế Toán

Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm - không xuất hóa đơn. Mức phạt lập hoá đơn không đúng thời điểm - Chậm xuất hóa đơn đầu ra; Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ… phạt bao nhiêu? Kế toán VAFT xin chia sẻ quy định về các mức phạt trên. - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm - không xuất hóa đơn. Mức phạt lập hoá đơn không đúng thời điểm - Chậm xuất hóa đơn đầu ra; Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ… phạt bao nhiêu? Kế toán VAFT xin chia sẻ quy định về các mức phạt trên.

Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm - không xuất hóa đơn. 

Mức phạt lập hoá đơn không đúng thời điểm - Chậm xuất hóa đơn đầu ra; Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ… phạt bao nhiêu? Kế toán VAFT xin chia sẻ quy định về các mức phạt trên 

 

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

 

I. Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm (Chậm xuất hóa đơn):
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi: Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuếtrừ trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên.

Ví dụ: Công ty Kế toán VAFT giao hàng hóa cho khách hàng vào ngày 01/3/2021 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty), nhưng đến ngày 03/3/2021 Công ty lập hóa đơn để giao cho khách hàng.
- Như vậy Cty đã lập hóa đơn không đúng thời điểm.
- Nhưng Công ty đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2021 (tức là không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế).
=> Nên Công ty bị xử phạt ở mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ) -> Và sẽ bị phạt ở 
mức trung bình tức là: 4.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 nêu trên;
  b) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn 
trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
  c) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn.

 

II. Mức phạt không xuất hóa đơn:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao độngtrừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.


2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên.


Xem thêm: Mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

 

III. Mức phạt hành vi trốn thuế:
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định Xử phạt hành vi trốn thuế, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

  b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

  c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụtrừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ 
sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

  d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;


2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
 

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
 

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
 

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.


Xem thêmMức phạt tội trốn thuế.

 Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.