Quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
a. Tai nạn lao động:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
b. Bệnh nghề nghiệp:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTB XH ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.
c. Mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động hoặc bệnh.
Giám định mức suy giảm khả năng lao động:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định.
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp.
- Bị tai nạn lao động nhiều lần.
- Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
-
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động mẫu số 05A-HSB. (Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014)
- Biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
Nếu bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
- Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).
Kể từ ngày 1/5/2013 theo điều 145 của Bộ luật lao động - Luật số 10/2012/QH13:
- NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất = 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động.
- Nếu do lỗi của NLĐ thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
- Trợ cấp một lần:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:
Mức trợ cấp = Lmin x [5 + (m - 5) x 0.5] + Lg[ 0.5 + (t - 1) x 0.3]
Trong đó:
Lmin = lương tối thiểu chung.
Lg= tiền lương liền kề trước khi nghỉ.
M = tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (m ≥ 5).
T = số năm đóng BHXH (đủ 12 tháng).
- Trợ cấp hàng tháng:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
Mức trợ cấp= Lmin x [0.3 + (m - 31) x 0.02] + Lg [0.005 + (t - 1) x 0.003]
Trong đó:
M = tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (m ≥ 31).
- Trợ cấp người phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì được thêm trợ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung.
- Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên hạn và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn, xe lắc, máy trợ thính….
+ Tính từ thời điểm điều trị xong (căn cứ vào tháng ra viện).
+ Nếu bệnh tái phát thì căn cứ vào giấy xét nghiệm y khoa.
- Trợ cấp khi chết do tai nạn lao đông bệ nghề nghiệp:
Trợ cấp 36 tháng lương tối thiểu chung.
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động;
Mức hưởng = 25% mức lương tối thiểu chung, nếu nghỉ tại gia đình.
Mức hưởng = 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
a/ Điều kiện: Nếu sau thời gian điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:
- Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c/ Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
Xem thêm: Chế độ thai sản hưởng bảo hiểm xã hội