Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Tên loại hoá đơn: Gồm: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn bán hàng; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; tem; vé; thẻ.
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hoá đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39).
Ví dụ:
- Công ty Kế toán VAFT là doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Cty sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.
- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp B không cần lập hóa đơn bán hàng.
- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp C sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.
c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”
CHÚ Ý:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ((mẫu số 5.4)
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (Mẫu 5.5)
=> Là Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn.
Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:
Loại hoá đơn |
Mẫu số |
1 - Hoá đơn giá trị gia tăng. |
01GTKT |
2 - Hoá đơn bán hàng. |
02GTTT |
3 - Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan). |
07KPTQ |
4 - Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý. |
03XKNB
04HGDL
|
Ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn): ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự
• 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn
• Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn
• 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
• 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
• 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên.
Số thứ tự mẫu trong một loại hoá đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hoá đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hoá đơn; nhu cầu sử dụng hoá đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý...
- Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.
Cụ thể:
Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT
Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng
Hoá đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
a) Hoá đơn tự in là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
b) Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hoá đơn đặt in là hoá đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
E: Hoá đơn điện tử,
T: Hoá đơn tự in,
P: Hoá đơn đặt in;
- Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
Ví dụ:
AA/17E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;
AB/18T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 18: hóa đơn tạo năm 2018; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;
AA/19P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 19: hóa đơn tạo năm 2019; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.
- Để phân biệt hoá đơn đặt in của các Cục Thuế và hoá đơn của các tổ chức, cá nhân, hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành).
Ví dụ: Hoá đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau:
01AA/17P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, tạo năm 2017;
03AB/18P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, tạo năm 2018;
(Danh sách Mã hóa đơn của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !
Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán thực tế.