Hướng dẫn cách phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc - Đào Tạo Kế Toán

Hướng dẫn cách phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Hướng dẫn cách phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc

 Hiện nay có không ít các bạn kế toán và doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng và chưa phân biệt được các loại BH bắt buộc mà Doanh Nghiệp và Người lao động phải tham gia. Bài viết dưới đây VAFT sẽ giúp các bạn kế toán và doanh nghiệp nắm rõ và chi tiết hơn thông tin về các loại bảo hiểm này.


Có 04 loại bảo hiểm mà doanh nghiệp và người lao động bắt buộc tham gia (sau đây gọi chung là “Các loại bảo hiểm”). Tên gọi và mức đóng hàng tháng cho Các loại bảo hiểm được trình bày trong Bảng số 1 dưới đây:

Tên loại bảo hiểm & tên quỹ thành phần

Mức đóng (%)

Doanh nghiệp

Người lao động

Người lao động là công dân nước ngoài

Bảo hiểm Xã hội (BHXH)

Quỹ ốm đau và thai sản

3%

0

0

Quỹ hưu trí và tử tuất

14%

8%

8%

Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐBNN)

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0.5%

0

0

Bảo hiểm Y tế (BHYT)

Quỹ bảo hiểm y tế

3%

1.5%

1.5%

Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN)

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1%

1%

x

Tổng cộng

21.5%

10.5%

9.5%

(Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia)

Bảng số 1: Tên gọi và mức đóng hàng tháng các loại bảo hiểm bắt buộc

Có thể thấy, tồn tại 02 trách nhiệm đóng Các loại bảo hiểm là: (i) trách nhiệm đóng của doanh nghiệp; và, (ii) trách nhiệm đóng của những người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia.

Hàng tháng, doanh nghiệp sử dụng các con số tỷ lệ phần trăm (%) trong Bảng số 1 để xác định số tiền đóng Các loại bảo hiểm thuộc trách nhiệm đóng của mình và của người lao động - sau đây gọi chung 02 khoản tiền này là “Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng”.

Điều tiên quyết mà doanh nghiệp cần làm để xác định Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng là xác định những người lao động nào thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Các loại bảo hiểm. Bảng số 2 dưới đây thể hiện các đối tượng thông thường nhất trong mọi doanh nghiệp:

 

Loại bảo hiểm

Người lao động

Người lao động là công dân nước ngoài

Người quản lý doanh nghiệp

BHXH

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ):

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.

Trừ các trường hợp:

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động năm 2012 – nói cách khác, người lao động cao tuổi là công dân nước ngoài thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia.

Chỉ những người quản lý nào có hưởng tiền lương của doanh nghiệp (có HĐLĐ với doanh nghiệp)

BHTNLĐBNN

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN

BHYT

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ):

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ):

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHYT

BHTN

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ):

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Không là đối tượng bắt buộc tham gia

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHTN

Bảng số 2: Các đối tượng bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc

Việc xác định đối tượng tham gia Các loại bảo hiểm chưa dừng lại ở đây, vì có thể tồn tại 02 trường hợp (i) người lao động có làm việc ở nơi khác, và (ii) người lao động cao tuổi. Cho nên, doanh nghiệp xem xét tiếp những đối tượng trình bày trong Bảng số 2 nêu trên, có những ai đang làm việc tại nơi khác và ai là người lao động cao tuổi.

Loại bảo hiểm

Người lao động có làm việc ở nơi khác (HĐLĐ với doanh nghiệp có là HĐLĐ giao kết đầu tiên?)

Người lao động cao tuổi có đang hưởng lương hưu hàng tháng?

Không

Không

BHXH

Tính đóng

Không tính đóng

Không tính đóng

Tính đóng

BHTNLĐBNN

Tính đóng

Tính đóng

Không tính đóng

Tính đóng

BHYT

Tính đóng nếu HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất trong tất cả các HĐLĐ mà người đó đang giao kết

Tính đóng nếu HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất trong tất cả các HĐLĐ mà người đó đang giao kết

Không tính đóng

 

Tính đóng

BHTN

Tính đóng

Không tính đóng

Không tính đóng

Tính đóng

Ghi chú

“HĐLĐ giao kết đầu tiên” là HĐLĐ có thời điểm ký kết đầu tiên trong số HĐLĐ mà người lao động đã tham gia ký kết.

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu: Nam ≥ 60 tuổi, Nữ ≥ 55 tuổi.

Bất kỳ trường hợp nào “Không tính đóng” thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với loại bảo hiểm đó.

Bảng số 3: Trách nhiệm đóng Các loại bảo hiểm khi có người lao động làm việc ở nơi khác và khi có người lao động cao tuổi

Khi đã xác định được các đối tượng bắt buộc tham gia Các loại bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ xác định được Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng. Bài viết tiếp theo sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xác định số tiền ấy thông qua việc xác định tiền lương tháng tính đóng Các loại bảo hiểm và giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình đóng hàng tháng (như: người lao động nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ,…).

Kính mời quý thành viên đón đọc.

Lưu ý:

Việc đóng BHXH đối với người lao động là công dân nước ngoài được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP với các mốc thời điểm như sau:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động bắt đầu đóng 8% vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

- Từ ngày 01 tháng 12 năm 2018, doanh nghiệp bắt đầu đóng 3% vào Quỹ ốm đau và thai sản và 0,5% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, doanh nghiệp bắt đầu đóng 14% vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật lao động 2012.

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

- Luật Bảo hiểm y tế 2008.

- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

- Quyết định 595/QĐ-BHXH.